Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015 là đề kiểm tra chất lượng học kì I lớp 10 dành cho các bạn học sinh tham khảo nhằm ôn tập và củng cố kiến thức đã học. Đề thi môn Lịch sử có đáp án đi kèm, giúp các bạn chuẩn bị sẵn sàng cho các kỳ thi quan trọng sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử lớp 10

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Huệ, Quảng Nam năm học 2014 - 2015

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2014-2015

Môn: Lịch sử - Lớp: 10

Thời gian làm bài: 45 phút

ĐỀ A

Câu 1: (3,0 điểm)

Nêu những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê – li? Hãy cho biết vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê – li trong lịch sử Ấn Độ?

Câu 2: (3,0 điểm)

Thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu đặc điểm đời sống kinh tế, chính trị trong các lãnh địa?

Câu 3: (4,0 điểm)

Trình bày các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thế kỉ XV-XVI (nguyên nhân, những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu, hệ quả)?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10

Câu 1 (Đề A): Nêu những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê – li? Hãy cho biết vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê – li trong lịch sử Ấn Độ?

a. Những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê – li:

  • Hoàn cảnh ra đời:
    • Do tình trạng phân tán nên ÂĐ không đủ sức mạnh thống nhất chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.
    • Năm 1206, người Hồi giáo chiếm ÂĐ, lập nên Vương quốc Hồi giáo, đóng đô ở Đê – li.
  • Chính sách cai trị:
    • Truyền bá, áp đặt Hồi giáo.
    • Tự dành cho mình những quyền ưu tiên về ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại.
    • Xây dựng một số công trình kiến trúc mang dấu ấn Hồi giáo như kinh đô Đê – li.

b. Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê – li:

  • Bước đầu tạo nên sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
  • Đạo Hồi làm phong phú thêm văn hóa Ấn Độ và được truyền bá đến một số nước ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 2 (Đề A): Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế, chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào?

a. Lãnh địa phong kiến:

  • Là đơn vị chính trị - kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyên ở Tây Âu.
  • Mỗi lãnh địa bao gồm đất của Lãnh chúa và đất khẩu phần, trong lãnh địa có lâu đài, nhà thờ, nhà kho của quý tộc.

b. Đời sống kinh tế - chính trị trong các lãnh địa:

  • Kinh tế trong lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc...
  • Người dân sống trong lãnh địa chỉ mua muối và sắt, hai thứ mà họ chưa làm ra được; ngoài ra không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
  • Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập.
  • Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của minh như một ông vua.

Câu 3 (Đề A): Trình bày các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thế kỉ XV-XVI (nguyên nhân, những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu, hệ quả)?

a. Nguyên nhân và điều kiện

  • Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất là cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.
  • Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả-rập độc chiếm.
  • Khoa học – kỹ thuật có những bước tiến quan trọng ...

b. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý

Bồ Đào Nha là nước đi đầu trong những cuộc phát kiến địa lý.

  • Năm 1487, B. Đia-xơ (1450 – 1500) đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm đến được cực Nam châu Phi (mũi Hảo vọng).
  • Năm 1492, C. Cô-lôm-bô (1451 – 1506) cùng với đoàn thuỷ thủ 90 người đã đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay nhưng ông cho rằng đó là Ấn Độ. Ông là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ.
  • ăm 1497, Vax-cô đơ Ga-ma (1469 – 1524) chỉ huy đội tàu 4 chiếc với 160 thuỷ thủ đi đến bờ biển tây nam Ấn Độ.
  • Từ 1519 – 1521, Ma-gien-lan (1480 – 1521) là quý tộc Bồ Đào Nha đã tiến hành cuộc hành trình vòng quanh thế giới bằng đường biển. Ông đã đến Phi-lip-pin (1521) nhưng đã bị thổ dân giết chết trong một cuộc giao tranh.

c. Hệ quả của sự phát kiến địa lý

  • Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỷ XV – XVI được coi như "cuộc cách mạng thực sự" khẳng định trái đất là hình cầu
  • Loài người hiểu biết thêm về những con đường mới, vùng đất mới và những dân tộc mới.
  • Đem lại cho thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý, kho vàng bạc châu báu khổng lồ cướp được từ châu Phi, châu Mỹ, châu Á và thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triể

- Hạn chế: Các cuộc phát kiến địa lý đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Đánh giá bài viết
1 642
Sắp xếp theo

Đề thi học kì 1 lớp 10

Xem thêm