Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 gồm 2 câu hỏi tự luận, được các thầy cô biên soạn bám sát với nội dung kiến thức SGK Lịch sử lớp 10 trong học kì 1. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1 (Đề gồm 01 trang) | ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN I NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Lịch sử 10 (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề) |
Câu 1: Trình bày điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế và cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông? (5 điểm)
Câu 2: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu? (5 điểm)
Đáp án đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 10
Câu 1: Trình bày điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế và cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông?
a. ĐKTN và đặc điểm kinh tế (2đ)
- Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Do thủy lợi,... người ta đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành nhu cầu sản xuất và trị thủy.
- Sự phát triển của các ngành kinh tế
- Nông nghiệp trồng lúa là nghành kt chủ đạo, bên cạnh đó còn chăn nuôi, thủ công nghiệp và trao đổi buôn bán
b. Cơ cấu xã hội (3đ)
- Quý tộc:
- Gồm: Vua, quan lại và tăng lữ là giai cấp thống trị
- Có nhiều của cải và quyền thế, ... Họ sống giàu sang bằng sự bóc lột, bằng bổng lộc do nhà nước cấp và do chức vụ đem lại
- Nông dân công xã
- Là thành viên trong thị tộc, bộ lạc
- Là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất ở công xã để canh tác, phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quí tộc.
- Nô lệ
- Là tù binh bị bắt trong chiến tranh hoặc nông dân nghèo không trả được nợ.
- Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc.
Câu 2: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa phong kiến Tây Âu?
a. Thế nào là lãnh địa (2đ)
- Lãnh địa ra đời giữa thế kỉ IX
- Mỗi lãnh chúa đều có một lãnh địa riêng. Mỗi lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần......
b. Đời sống kinh tế và chính trị (3đ)
- Kinh tế: Là một đơn vị kinh tế đóng kín, tự nhiên, tự cấp, tự túc:
- Nông dân trong lãnh địa nhận ruộng cày cấy và nộp tô, họ bị buộc chặt vào lãnh chúa.
- Cùng với sản xuất lương thực, nông nô còn dệt vải, làm giày dép, rèn vũ khí cho lãnh chúa.
- Không có sự mua bán, trao đổi với bên ngoài (trừ sắt, muối...).
- Chính trị: Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập:
- Lãnh chúa như một ông "vua con" nắm quyền về tư pháp, chính trị, tài chính, quân đội, thuế khóa, tiền tệ riêng... có quyền "miễn trừ" không ai can thiệp vào lãnh địa của mình.