Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra học kì I lớp 10 nhằm đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong nửa đầu năm học. Đề thi môn Ngữ văn có đáp án đi kèm, hi vọng sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức, ôn thi học kì 1 lớp 10 hiệu quả.
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Du, TP Hồ Chí Minh năm học 2016 - 2017
Văn mẫu lớp 10: Triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ "Nhàn"
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ | ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC KÌ I - KHỐI 10 Năm học: 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn Ngày thi: 23/12/2016 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi có 01 trang |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...
(Trích thư của cố Tổng Thống Mĩ Abraham Lincoln gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy, NXB Trẻ, 2011)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. "Sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống" mà Tổng Thống Mĩ Abraham Lincoln muốn nói tới là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Cho biết nội dung của văn bản. (1,0 điểm)
Câu 4. Chỉ ra và phân tích hiệu quả các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về "thế giới kì diệu của sách".
Câu 2 (5,0 điểm)
Triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện như thế nào trong bài thơ Nhàn (Sách giáo khoa lớp 10, tập 1, trang 129, NXB GDVN).
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1. Các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm. (0,5)
2. "Sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống" chính là: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh... (0,5)
3. Nội dung: đoạn thư là lời tâm sự, mong mỏi của một người cha gửi tới thầy cô, nhà trường cũng như các nhà giáo dục: Hãy dạy cho con họ hiểu biết và trân trọng những giá trị kì diệu của sách vở nhưng không bỏ qua những giá trị, những bí ẩn muôn thuở của cuộc sống. (1,0)
4. 1,0 điểm
- Các biện pháp tu từ: Liệt kê, im lặng, đối lập.
- Tác dụng: nhấn mạnh mong mỏi của người cha đối với con về những bài học cuộc sống qua phương pháp giáo dục của thầy
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
- "Thế giới kì diệu của sách": là những điều lí thú, bổ ích mà sách mang lại cho mỗi chúng ta. (0,25)
- Vai trò của sách: (1,0)
- Sách là nơi lưu trữ kho tàng tri thức vô cùng phong phú về mọi lĩnh vực.
- Sách đem đến cho mỗi chúng ta những kinh nghiệm trong cuộc sống.
- Sách định hướng cho ta những chuẩn mực đạo đức.
- Tác dụng của việc đọc sách:
- Giúp trí tuệ phát triển.
- Hình thành kĩ năng sống.
- Bồi đắp tâm hồn.
- Phê phán những người hài lòng với sự an toàn của tri thức sách vở, chưa thực sự "suy tư" về cuộc sống. (0,25)
- Bài học nhận thức và hành động: (0,5)
- Biết học trong sách vở nhưng cũng cần biết học ở cuộc sống, quan tâm đến đời sống xã hội. Đó là chìa khóa dẫn đến thành công của mỗi con người.
- Biết yêu cuộc sống, nhận ra vẻ đẹp từ những điều bình dị nhất của vạn vật quanh ta. Học kiến thức song song với rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng tâm hồn. Đó là sự phát triển toàn diện nhân cách của con người.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Giới thiệu khái quát: nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ Nhàn. (0,25)
2. Giải thích khái niệm: (0,5)
- "Sống nhàn": là sống hợp với tự nhiên, coi trọng sự tu dưỡng nhân cách, không màng danh lợi.....
- Đó là một quan niệm sống rất sâu sắc của người xưa, đặc biệt là tầng lớp nhà nho.
- Hoàn cảnh xã hội cụ thể dẫn dẫn dến triết lí sống nhàn trong bài thơ.
3. Phân tích vẻ đẹp của triết lí sống nhàn trong bài thơ, bám sát văn bản và hướng theo những khía cạnh sau: (4,0)
+ Sống nhàn là lựa chọn cho mình lối sống hoàn toàn tự do, độc lập, không bị chi phối bởi dư luận và thời đại. (Câu 1, 2 và 3, 4)
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Nghệ thuật: liệt kê, điệp, đối, kết hợp nhịp thơ 2/2/3 diễn tả phong thái ung dung, tự tại, sẵn sàng với cuộc sống đơn sơ, giản dị.
+ Sống nhàn là sống gần gũi hòa hợp với thiên nhiên, với bốn mùa trong một nhịp sống bình dị êm đềm. (Câu 5, 6)
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Nghệ thuật: liệt kê, đối, thể hiện sự phong phú, tiện nghi, dân dã của cuộc sống thôn quê .
+ Sống nhàn là coi thường vinh hoa phú quý, xem thường danh lợi. (Câu 7, 8)
Rượu đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
Nghệ thuật: sử dụng điển tích thể hiện quan điểm phú quý chỉ như là một giấc mơ.
4. Khẳng định: Sống nhàn là một lối sống đẹp, hoàn toàn không phải là thoát li thực tế đời sống. Đó cũng là một cách thể hiện tình cảm gắn bó với cuộc đời, tình cảm yêu nước thương dân thầm kín và sâu nặng của các nhà nho chân chính trong thời buổi xã hội phong kiến rối ren. (0,25)