Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2024 (Đề 3)

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn năm 2024 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 trong quá trình ôn thi học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án.

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9.

Mời thầy cô và các em tham khảo: Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2020 (Đề 2) do VnDoc biên soạn.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hành trang lên đường

Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi:

- Khi nào con đi?

- Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.

Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói:

- Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.

Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền. Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng. Hòa thượng hỏi:

- Tại sao tín chủ lại tặng ô?

- Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?

Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại. Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng:

- Giày cỏ và ô đã đủ chưa?

- Đủ rồi ạ! – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. - Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.

Sư thầy nói:

- Vậy sao được. Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?

Ngừng một lát, ông lại tiếp tục:

- Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…

Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói:

- Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.

Câu 2 (0,5đ): Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?

Câu 3 (1đ): Em hiểu thế nào về những hành động của sư thầy?

Câu 4 (1đ): Câu chuyện giúp em nhận ra điều gì?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

Hướng dẫn giải đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn

I. Đọc hiểu văn bản (3đ)

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện: tự sự

Câu 2 (0,5đ): Học sinh chọn ra những chi tiết tiêu biểu để cảm nhận: chi tiết chú tiểu được tặng giày, tặng ô; chi tiết sư thầy kêu gọi quyên góp đồ tặng chú tiểu; chi tiết chú tiểu vội vã lên đường. Giải thích tại sao lại chọn chi tiết đó.

Câu 3 (1đ): Hành động của sư thầy không chỉ giúp chú tiểu quyên góp được món đồ mình muốn mà đó còn là bài học sư thầy dạy cho chú tiểu: Khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa.

Câu 4 (1đ): Câu chuyện mang đến cho chúng ta bài học: Những vật ngoài thân không quyết định đến thành công của chúng ta. Hãy mang trái tim của mình lên đường, mục tiêu dù ở xa bao nhiêu đi chăng nữa nhưng đường ở ngay dưới chân mình, hãy cứ đi rồi sẽ đến.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý bài văn nghị luận xã hội: Bài học được rút ra qua câu chuyện

1. Mở bài

Câu chuyện “Hành trang lên đường” đã để lại trong mỗi chúng ta những bài học sâu sắc về sự quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giải thích ý nghĩa câu chuyện: câu chuyện mang đến cho bạn đọc bài học về sự quyết tâm. Mỗi chúng ta khi muốn bắt đầu làm một việc gì đó hãy đừng ngần ngại bắt tay ngay vào làm; không chần chừ hay phụ thuộc vào các vật ngoài thân.

b. Phân tích

  • Thời gian không chờ đợi ai, vì thế hay nhanh chóng thực hiện mục tiêu của mình, đừng vì chuẩn bị những “vật ngoài thân” mà ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu đó.
  • Vật ngoài thân không tác động và không quyết định đến sự thành công hay thất bại của chúng ta nên không nên trì hoãn mục tiêu của mình vì chuẩn bị những thứ đó.
  • Mỗi người hãy kiên định với mục tiêu mình lựa chọn và theo đuổi nó, khi bạn sống có lí tưởng, có mục tiêu, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Mỗi học sinh lấy 2 - 3 dẫn chứng tiêu biểu để phục vụ cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải là những nhân vật tiêu biểu được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống bên cạnh những con người sống có lí tưởng, có mục tiêu vẫn còn có những người sống không có mục đích, buông thả, không cố gắng vươn lên. Lại có những người tuy đặt ra mục tiêu của mình nhưng lại chưa thực sự cố gắng để thực hiện mục tiêu đó. Những người như thế đáng bị chỉ trích.

3. Kết bài

Sự nỗ lực, cố gắng thực hiện mục tiêu luôn là điều đáng quý mà mỗi chúng ta cần rèn luyện. Mỗi học sinh chúng ta cần phải cố gắng thực hiện những mục tiêu nhỏ nhất của mình để sau này có thể xây dựng đất nước tươi đẹp.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý bài văn nghị luận phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.

1. Mở bài

Trong bài thơ Sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh đã biểu hiện những cảm xúc tinh tế của đất trời khi chuyển từ mùa hạ sang thu.

2. Thân bài

a. Khổ thơ 1:

"Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

  • "Bỗng nhận ra" là một trạng thái chưa được chuẩn bị trước, như là vô tình, sững sốt để cảm nhận, giữa những âm thanh, hương vị và màu sắc đặc trưng của đất trời lúc sang thu.
  • "Phả": một động từ mang ý tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian.
  • Từ láy tượng hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng.
  • "Hình như" là một từ tình thái diễn tả tâm trạng mơ hồ của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu.

b. Khổ thơ 2

"Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội và

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu"

  • Ở khổ thơ này, tác giả đã có thể khẳng định: Thu đến thật rồi, thu có mặt ở khắp nơi.
  • Dòng sông không còn cuôn cuộn dữ dội như những ngày mưa lũ mùa hạ mà trôi một cách dềnh dàng, thanh thản.
  • Mùa thu mới bắt đầu vì thế mây mùa hạ mới thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu".

→ Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động và giàu sức biểu cảm.

c. Khổ thơ cuối

"Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi"

  • Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đang nhạt dần.
  • Những tiếng sấm bất ngờ cùng những cơn mưa rào không còn nhiều nữa.
  • “hàng cây đứng tuổi" gợi cho người đọc nhiều liên tưởng: đó không chỉ là quá trình sinh trưởng, phát triển của loài cây mà còn là một vòng đời của con người. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chín chắn của con người khi đã đứng tuổi.

3. Kết bài

Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy qua bài thơ Sang thu. Bài thơ ngắn gọn với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2024 (Đề 3). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 9, Trắc nghiệm Tiếng Anh 9, Lý thuyết môn Vật lí lớp 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 9 Sách mới

    Xem thêm