Bộ Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo năm 2024
Đề thi gdcd lớp 6 học kì 2
Đề thi giáo dục công dân lớp 6 học kì 2 sách Chân trời sáng tạo bao gồm 4 đề thi khác nhau có đáp án và ma trận, là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Đề thi dưới đây bám sát chương trình học có đáp án chi tiết để các em học sinh cùng củng cố chuẩn bị cho bài thi học kì 2 lớp 6. Mời các bạn tải về tham khảo trọn bộ 4 đề thi và đáp án.
1. Đề thi giáo dục công dân lớp 6 kì 2 - Đề 1
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng
Câu 1. Gọi 114 là cách ứng phó khi
A. hoả hoạn.
B. bị bắt cóc.
C. gặp mưa giông, lốc sét.
D. bị đuối nước.
Câu 2. Nói thật to “Dừng lại ngay” hoặc “Cứu tôi với” là cách ứng phó khi
A. có hoả hoạn.
B. bị bắt cóc.
C. bị đuối nước gặp lũ quét, lũ ống.
Câu 3. Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là
A. hà tiện
B. tiết kiệm.
C. keo kiệt.
D. bủn xỉn.
Câu 4. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
Câu 5. Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
A.Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ.
B .Sống tiết kiệm dễ bị bạn bè xa lánh.
C.Tiết kiệm làm cho cuộc sống không thoải mái.
D.Sống tiết kiệm là biết lo cho tương lai.
Câu 6. Việc làm nào sau đây là việc làm không đúng với quyền trẻ em:
A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
B. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ.
C. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ.
D. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
Câu 7: Ai là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ chăm sóc nuôi dạy trẻ em?
A. Bố mẹ hoặc ông bà nội.
B. Bố mẹ hoặc người đỡ đầu.
C. Bố mẹ hoặc ông bà ngoại.
D. Bố mẹ hoặc người lớn tuổi.
Câu 8. Câu 2: Nội dung nào dưới đây thuộc nhóm quyền văn hóa – xã hội của công dân Việt Nam?
A. Quyền bình đẳng giới.
B. Quyền học tập.
C. Quyền có việc làm
D. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Câu 9. Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền
A. sống còn của trẻ e
B. phát triển của trẻ em.
C. tham gia của trẻ em.
D. bảo vệ của trẻ em
Câu 10. Quyền nào dưới đây không phải là quyền cơ bản của trẻ em?
A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
B. Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
C. Quyền tự do vui chơi, giải trí thoả thích.
D. Quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện.
Câu 11. Ở nước ta, trẻ em khi sinh ra được tiêm phòng vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền phát triển.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 12. Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?
A. Nhóm quyền bảo vệ.
B. Nhóm quyền phát triển.
C. Nhóm quyền sống còn.
D. Nhóm quyền tham gia.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm). Tình huống: Quyền trẻ em là gì? Ý nghĩa của quyền cơ bản của trẻ em? Viết ra những việc em sẽ làm để bản thân thực hiện tốt hơn các quyền và bổn phận của trẻ em trong thời gian tới
Câu 2: (4 điểm) Bạn A là con một gia đình rất nghèo, đã được xã chọn để dự tuyển sinh vào lớp 6 trường nội trú huyện. Rất may mắn bạn A đã trúng tuyển thế nhưng trong thời gian học tập tại đây bạn A ít nghe lời thầy cô thường bỏ học đi chơi điện tử vi phạm nội quy nhà trường dẫn đến kết quả học tập thấp.
a.Theo em hành vi của A là đúng hay sai? Vì sao?
b. Em sẽ khuyên nhủ A như thế nào để A trở thành học trò ngoan?
c. Nêu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
Xem đáp án trong file tải về
2. Đề thi học kì 2 GDCD 6 - Đề 2
Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 6
TT | Mạch nội dung | Chủ đề | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Giáo dục KNS | Ứng phó với tình huống nguy hiểm. | 2 câu |
|
|
|
|
|
|
| 2 câu |
| 0.5 |
2 | Giáo dục kinh tế | Tiết kiệm | 3 câu |
|
|
|
|
|
|
| 3 câu |
| 0.75 |
3 | Giáo dục pháp luật | Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 2 câu |
|
| 1 câu |
|
|
|
| 2 câu | 1 câu | 2. 5 |
Quyền trẻ em. | 3 câu |
|
| 1/2 câu |
|
|
| 1/2 câu | 3 câu | 1 câu | 3.75 | ||
| Thực hiện quyền trẻ em | 2 câu |
|
|
|
| 1 câu |
|
| 2 câu | 1 câu | 2. 5 | |
Tổng | 12 |
|
| 1+ 1/2 |
| 1 câu |
| 1/2câu | 12 | 3 |
10 điểm | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | 30% | 70% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% | 100% |
Đề thi học kì 2 GDCD 6
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng.
Câu 1. Tình huống nguy hiểm nào dưới đây gây ra bởi con người?
A. Dông, sét.
B. Bão, lũ lụt.
C. Bị bắt cóc.
D. Dòng nước xoáy.
Câu 2. Ngạt và nhiễm độc khí dẫn tới tử vong là hậu quả của tình huống nguy hiểm nào dưới đây?
A. Hoả hoạn.
B. Đuối nước.
C. Điện giật.
D. Sét đánh.
Câu 3. Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, đúng mức
A. tiền bạc, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
B. của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
C. các nguồn điện năng, nước ngọt, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
D. các đồ vật quý hiếm, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của tiết kiệm?
A. Tập trung cất giữ tiền mà không chi tiêu.
B. Sử dụng đồ vật của người khác, bảo quản đồ vật của mình.
C. Tiết kiệm tiền, phung phí sức khoẻ và thời gian.
D. Tận dụng thời gian để học tập và hoàn thiện bản thân.
Câu 5: Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A.Tiết kiệm tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
Câu 6. Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của
A. một quốc gia.
B. nhiều quốc gia.
C. một số quốc gia lớn.
D. toàn thế giới.
Câu 7: Theo Hiến pháp 2013, công dân Việt Nam không có quyền nào dưới đây?
A. Có nơi ở hợp pháp.
B. Tự do đi lại và cư trú trong nước.
C. Tiếp cận mọi thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.
D. Tự do ngôn luận.
Câu 8. Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?
A. Trẻ em có quyền có quốc tịch.
B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
C. Trẻ em được tiêm phòng vacxin theo quy định của nhà nước.
D. Trẻ em được viết thư kết bạn giao lưu với bạn bè.
Câu 9. Quyền nào dưới đây không phải là quyền cơ bản của trẻ em?
A. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
B. Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
C. Quyền tự do vui chơi, giải trí thoả thích.
D. Quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện.
Câu 10: Theo công ước LHQ, các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo ………… nhóm quyền.
A. 6
B.5
C.4
D.7
Câu 11. Hành vi nào dưới đây thể hiện sự thiếu trách nhiệm gia đình đối với việc thực hiện quyền trẻ em?
A. Nuôi ăn mặc đầy đủ nhưng luôn để các em ở nhà một mình.
B. Lắng nghe ý kiến cá nhân của các em.
C. Đưa đi kiểm tra và khám sức khoẻ định kì.
D. Không cho phép các em bỏ học để đi làm.
Câu 12. Hành vi nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối việc thực hiện quyền trẻ em?
A. Tiến hành phổ cập giáo dục đối với học sinh Trung học cơ sở.
B. Thu hẹp các khu vui chơi giải trí của trẻ em để xây dựng nhà ở.
C. Xét xử qua loa với những vụ bạo hành trẻ em.
D. Yêu cầu trẻ phải vâng lời người lớn một cách vô điều kiện.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Các bạn T, D trong các trường hợp dưới đây có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?
a. T được sinh ra và lớn lên Hà Nội, có bố là người Anh, mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Bố mẹ T quyết định sinh sống tại Việt Nam và đăng kí khai sinh cho T ở Việt Nam. (1.0 đ)
b. D là con lai, em có màu tóc, màu mắt của người Châu Âu. Ai cũng bảo em giống người Pháp nhưng từ khi sinh ra em lại không biết bố mẹ mình là ai. Em đang được nuôi dạy tại một nhà Dòng ở Sài Gòn. (1.0 đ)
Câu 2 (2,0 điểm)
Bố mẹ lo sợ bị bạn xấu lôi kéo rủ rê nên đã kiểm soát bạn H rất chặt chẽ. Hằng ngày, bố mẹ luôn tự đưa đón H đi học dù nhà gần trường. Bố mẹ còn không cho H tham gia bất cứ hoạt động ngoại khoá nào do lớp hoặc trường tổ chức. Thậm chí có lần, H còn bắt gặp mẹ đang đọc nhật kí của mình. H rất buồn nhưng chỉ in lặng không dám nói gì.
a. Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động im lặng của H trong trường hợp trên? (1.0 đ)
b. Nếu em là H, em sẽ làm gì để bảo vệ các quyền cơ bản của mình? (1,0 đ)
Câu 3 (3,0 điểm)
Em hãy chỉ ra được những hoạt động thể hiện quyền trẻ em mà em đã được hưởng trong cuộc sống hằng ngày. ( ít nhất là 6 hoạt động).
-------------HẾT -----------
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 6 CTST
PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | A | B | D | A | A | C | D | C | C | A | A |
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu hỏi | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (2,0 điểm) | a. T là công dân Việt Nam vì bạn ấy có quốc tịch Việt Nam, mặc dù Bố là quốc tịch nước ngoài, mẹ là quốc tịch Việt Nam và bố mẹ T đã thoả thuận để T được khai sinh ở Việt Nam, tức là mang quốc tịch Việt Nam. b. D là công dân Việt Nam vì trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam đều được mang quốc tịch Việt Nam và trở thành công dân Việt Nam. Lưu ý: Trường hợp chỉ nêu đúng được các bạn trong mỗi trường hợp a, b, c là công dân Việt Nam nhưng không giải thích được thì trừ 0.5 điểm/ trường hợp. | 1.0 điểm 1.0 điểm |
Câu 2 (2,0 điểm) | a.Em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động im lặng của H trong trường hợp trên? Nêu được nhận xét và giải thích phù hợp cho nhận xét của em về hành đông của H; trường hợp chỉ nêu được nhận xét. b. Nếu em là H, em sẽ làm gì để bảo vệ các quyền cơ bản của mình? Đề xuất được cách làm phù hợp kèm hành động phù hợp; trường hợp chỉ đề xuất được cách làm. | 1.0 điểm 1.0 điểm |
Câu 3 (3.0 điểm) | Những hoạt động thể hiện quyền trẻ em mà em đã được hưởng trong cuộc sống hằng ngày: Mỗi ý đúng: 0.5đ - Được bố mẹ yêu thương, chăm sóc. - Được bố mẹ cho đi tiêm vắc xin - Tham gia các hoạt động TTTD - Bày tỏ ý kiến nguyện vọng - Được PL bảo vệ tính mạng, danh dự, thân thể nhân phẩm. - Được làm giấy khai sinh, được đi học… | 3.0 điểm |
3. Đề thi giáo dục công dân lớp 6 kì 2 - Đề 3
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Công dân là người dân của
A. một làng.
B. một nước.
C. một tỉnh.
D. một huyện.
Câu 2: Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ do
A. pháp luật quy định.
B. người khác trao tặng.
C. mua bán mà có.
D. giáo dục mà có.
Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Bí mật xác lập di chúc thừa kế.
B. Lựa chọn giao dịch dân sự.
C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Tìm hiểu loại hình dịch vụ.
Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ Nhà nước và xã hội?
A. Hỗ trợ người già neo đơn
B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc
C. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
D. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản
Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Tự chuyển quyền nhân thân
B. Nộp thuế theo quy định.
C. Chia sẻ bí quyết gia truyền.
D. Công khai gia phả dòng họ.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền?
A. dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
B. thực hiện chính sách tương trợ.
C. thay đổi cơ chế quản lí.
D. tham gia quản lí xã hội.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền?
A. có nơi ở hợp pháp
B. trung thành với Tổ quốc.
C. thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. Nộp thuế theo quy định.
Câu 8: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm
A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em.
B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em
C. Bổn phận cơ bản của trẻ em.
D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.
Câu 9: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền
A. tham gia của trẻ em.
B. bảo vệ của trẻ em.
C. sống còn của trẻ em.
D. phát triển của trẻ em.
Câu 10: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?
A. Ba nhóm cơ bản.
B. Bốn nhóm cơ bản.
C. Sáu nhóm cơ bản.
D. Mười nhóm cơ bản.
Câu 11: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền
A. sống còn của trẻ em.
B. phát triển của trẻ em.
C. tham gia của trẻ em.
D. bảo vệ của trẻ em.
Câu 12: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?
A. Quyền được khai sinh.
B. Quyền nuôi dưỡng.
C. Quyền chăm sóc sức khỏe.
D. Quyền tự do ngôn luận.
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Câu 1 (3,0 điểm): Em hiểu thế nào là quyền cơ bản của công dân?. Hãy kể tên một số quyền cơ bản mà công dân Việt Nam được hưởng.
Câu 2 (3,0 điểm): Nga năm nay lên lớp 6 và anh trai đang học lớp 8. Từ lúc mới chào đời, Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau. Hằng ngày, hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập. Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi.
Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên?
Câu 3 (1 điểm): Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã bế em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuôi và đặt tên cho bé là Bình An.
Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao?
Tham khảo đề thi học kì 2 lớp 6 môn Công dân Sách mới khác:
- Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 Cánh Diều
- Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 Kết nối tri thức
Đáp án đề thi học kì 2 Giáo dục công dân lớp 6
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | A | C | B | B | A | A | A | C | B |
Câu | 11 | 12 | ||||||||
Đáp án | D | D |
PHẦN 2: TỰ LUẬN
Câu 1 (3,0 điểm) | Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản của công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ. Công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền cơ bản như: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bầu cử và ứng cử; tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Quyền bình đẳng; quyền tự do ngôn luận; quyền đi lại tự do; quyền tự do kinh doanh... | 3,0 điểm |
Câu 2 (3,0 điểm) | - Những quyền của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên gồm: + Quyền chăm sóc sức khỏe: Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau + Quyền chăm sóc nuôi dưỡng: Hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng + Quyền học tập: Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập + Quyền vui chơi, giải trí: Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh + Quyền được được tham gia của trẻ em: giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi. | 3,0 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) | - Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam. Vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. 1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. | 1,0 điểm |
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6 sắp tới, các em học sinh cần ôn tập theo đề cương, bên cạnh đó thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi học kì 2 lớp 6 trên VnDoc tổng hợp đề thi của tất cả các môn của bộ 3 sách mới, là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.