Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm học 2013-2014 trường THCS Tam Lập, Bình Dương
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm học 2013-2014 trường THCS Tam Lập, Bình Dương là tài liệu học tập môn Lịch sử lớp 6 dành cho các em học sinh tham khảo học tập, ôn tập tốt Lịch sử lớp 6 trước kì thi cuối học kì 2 môn Lịch sử sắp tới.
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
TRƯỜNG TH&THCS TAM LẬP | ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ Thời gian 60 phút |
Điểm:
Lời phê thầy cô giáo:
Câu 1: Tại sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra? (1đ)
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa đã diễn ra như thế nào? (2đ)
Câu 3: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Lý Bí? (3đ)
Câu 4: Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng năn 938 của Ngô Quyền? Em hãy giải thích vì sao trận chiến trên sông Bạch Đằng (938) là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc? (3đ)
Câu 5: Kể tên các di tích khảo cổ ở tỉnh Bình Dương ? (1đ)
Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử 6
Câu 1: Tại sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra? (1đ)
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vì:
- Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
- Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc bị quân Hán giết hại.
- Để trả nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa.
Câu 2: Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng đã diễn ra như thế nào? (2đ)
Cuộc khởi nghĩa diễn ra như sau:
- Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội)
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
- Tô Định phải cắt tóc, cạo râu, chạy trốn về nước.
- Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
Câu 3: Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí. (3đ)
- Năm 542, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng.
- Chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.
- Tháng 4 – 542 và đầu năm 543, quân Lương hai lần đem quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi.
Nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Lý Bí?
- Do có sự chuẩn bị quân chu đáo, được hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng.
- Cách đánh chủ động, kiên cường, tinh thần chiến đầu dũng cảm.
- Giành được thắng lợi trong thời gian nhanh chóng.
Câu 4: Diễn biến và ý nghĩa lịch sử của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng năn 938 của Ngô Quyền? (3đ)
Trình bày diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng?
a. Diễn biến:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hồng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc này, nước triều đang dâng cao.
- Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra đánh nhử. Quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết.
- Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta dốc toàn lực lượng tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn...
- Hoằng Tháo bị giết tại trận, quân giặc chết quá nửa. Trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
b. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc vì: Chiến Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.
Câu 5: Kể tên các di tích khảo cổ ở tỉnh Bình Dương? (1đ)
Di tích khảo cổ Cù Lao Rùa.
Di tích khảo cổ Dốc Chùa
Di tích khảo cổ Mĩ Lộc.
Di tích khảo cổ Phú Chánh.