Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 có đáp án kèm theo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 9 nhằm học tốt môn Ngữ văn, ôn tập lại kiến thức và tự luyện tập nhằm đạt điểm cao trong các bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9 phòng GD&ĐT Triệu Phong, Quảng Trị năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 trường PTDTBT THCS Tà Hộc, Mai Sơn năm 2015 - 2016

PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢOĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2015-2016
Môn Ngữ văn 9
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian chép đề)

Câu 1 (3,0 điểm).

a) "Truyện Kiều" vốn được tác giả Nguyễn Du đặt tên là gì?

b) Hãy nêu tên ba phần tóm tắt "Truyện Kiều".

c) Ngoài nhân vật Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, em hãy kể tên riêng của 4 nhân vật khác trong "Truyện Kiều".

Câu 2 (2,0 điểm). Các câu văn sau đây bị mắc lỗi gì về ngữ pháp? Hãy sửa lại cho đúng.

a) Nhân vật anh thanh niên, nhân vật trung tâm trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.

b) Để có được một xã hội phát triển văn minh, hiện đại, còn phải phấn đấu rất nhiều.

Câu 3 (5,0 điểm). Phân tích lời người cha muốn nói với con ở đoạn thơ thứ hai trong bài thơ "Nói với con" của Y Phương.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9

Câu 1:

a) "Đoạn trường tân thanh"

Tiêu chí cho điểm:

  • Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời được theo yêu cầu trên;
  • Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.

b) Tên ba phần tóm tắt tác "Truyện Kiều":

  • Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước;
  • Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc;
  • Phần thứ ba: Đoàn tụ.

Tiêu chí cho điểm:

  • Mức tối đa (1,5 điểm): Trả lời được theo yêu cầu trên;
  • Mức chưa tối đa:
    • Cho 1,0 điểm: Chỉ trả lời đúng tên 2/3 phần trên;
    • Cho 0,5 điểm: Chỉ trả lời đúng tên 1/3 phần trên;
  • Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.

c) Kể được tên riêng đúng của 4 nhân vật (ví dụ như: Vương Quan, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến...).

Tiêu chí cho điểm:

  • Mức tối đa (1,0 điểm): Kể đúng tên riêng của 4 nhân vật;
  • Mức chưa tối đa:
    • Cho 0,75 điểm: Kể đúng tên riêng của 3/4 nhân vật;
    • Cho 0,5 điểm: Kể đúng tên riêng của 2/4 nhân vật;
    • Cho 0,25 điểm: Kể đúng tên riêng của 1/4 nhân vật;
  • Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.

Câu 2:

a) Chỉ ra lỗi: Câu văn đã cho mới chỉ có chủ ngữ và thành phần phụ chú (hoặc câu văn đã cho thiếu vị ngữ). Sửa lỗi: Có nhiều cách, miễn là sửa đúng ngữ pháp. Ví dụ:

  • Cách 1: Thêm vị ngữ "là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo" sau cụm từ "của Nguyễn Thanh Long";
  • Cách 2: Thay dấu phẩy (,) bằng từ "là" sau cụm từ "anh thanh niên".

Tiêu chí cho điểm:

  • Mức tối đa (1,0 điểm): Chỉ ra lỗi sai và sửa lại câu đúng theo yêu cầu trên;
  • Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chỉ ra được lỗi sai nhưng sửa lại câu chưa đúng hoặc không chỉ được lỗi sai nhưng sửa lại được câu đúng;
  • Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.

b) Chỉ ra lỗi: Câu văn đã cho mới chỉ có trạng ngữ và vị ngữ (hoặc câu văn đã cho thiếu chủ ngữ). Sửa lỗi: Thêm chủ ngữ phù hợp vào trước từ "còn" (ví dụ chọn một trong các chủ ngữ sau: "ta, chúng ta, đất nước ta, dân tộc ta, mỗi người,...").

Tiêu chí cho điểm:

  • Mức tối đa (1,0 điểm): Chỉ ra lỗi sai và sửa lại câu đúng theo yêu cầu trên;
  • Mức chưa tối đa (0,5 điểm): Chỉ ra được lỗi sai nhưng sửa lại câu chưa đúng hoặc không chỉ được lỗi sai nhưng sửa lại được câu đúng;
  • Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không chính xác yêu cầu trên hoặc không làm bài.

Câu 3:

1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh nắm được đặc điểm và phương pháp viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ; bài làm có bố cục 3 phần; các đoạn văn trình bày luận điểm rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ dẫn chứng, lý lẽ dẫn dắt tự nhiên, phân tích đánh giá sát với luận điểm, sắp xếp hợp lí; câu văn diễn đạt trong sáng, biểu cảm; không mắc lỗi về câu, từ, chính tả...

2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có cách trình bày, phân tích theo nhiều cách khác nhau, thậm chí có cách tiếp cận riêng, sáng tạo. Tuy nhiên cần tập trung vào phân tích lời người cha muốn nói với con qua đoạn thơ thứ hai (đảm bảo cả nghệ thuật và nội dung), làm nổi bật được các ý sau:

a) Mở bài: Giới thiệu được tác giả Y Phương và bài thơ "Nói với con"; nêu khái quát nội dung bài thơ; giới thiệu được khái quát nội dung đoạn thơ thứ hai: Người cha muốn nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt, giàu ý chí của con người và truyền thống cao đẹp của quê hương, niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.

b) Thân bài: Phân tích làm rõ các luận điểm và tứ thơ sau:

  • Cha muốn nói với con về cuộc sống gian khổ và tâm hồn, ý chí của con người vượt lên gian khổ: "Người đồng mình thương lắm con ơi... Xa nuôi chí lớn" (phân tích);
  • Cha tâm sự với con về cuộc sống, lối sống của người đồng mình: "Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn... Không lo cực nhọc" (phân tích);
  • Cha tâm sự với con về truyền thống, phong tục của quê hương: "Người đồng mình thô sơ da thịt... Còn quê hương thì làm phong tục" (phân tích);
  • Lời cha nhắc nhở, dặn dò con trước cuộc sống: "Con ơi tuy thô sơ da thịt... Nghe con" (phân tích).

c) Kết bài: Khẳng định bài thơ, đoạn thơ hay thể hiện tình cảm gia đình thật độc đáo và thiêng liêng; khái quát nghệ thuật và nôi dung chính của đoạn thơ; phát biểu cảm nghĩ, liên hệ.

Tiêu chí cho điểm:

Mức tối đa (5 điểm): Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên;

Mức chưa tối đa (tùy vào bài viết của học sinh để cho điểm cụ thể):

  • Cho 3,25 đến 4,75 điểm: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng có thể một vài ý phân tích chưa sâu, còn mắc các sai sót nhỏ, trình bày cơ bản sạch đẹp;
  • Cho 1,5 đến 3 điểm: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, có thể thiếu một vài ý; phương pháp phân tích chưa vững; các ý phân tích chưa sâu; trình bày cơ bản sạch sẽ nhưng còn sai chính tả, ngữ pháp;
  • Cho 0,25 đến 1,25 điểm: Chưa đáp ứng được hết các yêu cầu trên; bài viết chung chung, phân tích chưa sâu; thiếu nhiều dẫn chứng; phương pháp nghị luận yếu; mắc nhiều lỗi trình bày, diễn đạt; văn phong chưa tốt...;

Mức không đạt (0 điểm): Học sinh làm bài lạc đề hoặc không làm bà

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn

    Xem thêm