Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 Phòng GD&ĐT Phúc Yên, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9

Để đạt được điểm số cao trong kì thi học sinh giỏi môn Sinh học các bạn học sinh lớp 9 hãy nhanh tay tải ngay tài liệu: Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 Phòng GD&ĐT Phúc Yên, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017. Đề thi gồm có 6 câu hỏi tự luận với thời gian làm bài là 150 phút.

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 phòng GD&ĐT Cam Lộ, Quảng Trị năm 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 trường THCS Thèn Sin, Tam Đường năm 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 phòng GD&ĐT Phù Ninh, Phú Thọ năm 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 năm 2015 tỉnh Thanh Hóa

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊNĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THỊ XÃ
Năm học: 2016 - 2017
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (1,25 điểm)

Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Trên cơ thể một thể đột biến, người ta phát hiện thấy một số tế bào có 21 nhiễm sắc thể, một số tế bào có 19 nhiễm sắc thể, các tế bào còn lại có 20 nhiễm sắc thể. Những nhận định sau đây về thể đột biến trên đúng hay sai? Giải thích?

a. Đây là dạng đột biến lệch bội được phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở bố và mẹ.

b. Đây là dạng đột biến đa bội lẻ được phát sinh trong giảm phân tạo giao tử ở bố và mẹ.

c. Đây là dạng đột biến lệch bội được phát sinh trong phân bào nguyên nhiễm.

d. Đây là dạng đột biến đa bội chẵn được phát sinh trong phân bào nguyên nhiễm.

Câu 2. (2,0 điểm)

Ở lúa tính trạng thân cao (A), thân thấp (a), chín muộn (B), chín sớm (b), hạt dài (D), hạt tròn (d); các gen trên phân li độc lập. Cho thứ lúa dị hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chín muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chín muộn và hạt tròn. Không viết sơ đồ lai hoặc kẻ bảng, hãy xác định:

a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1?

b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1?

Câu 3. (1,25 điểm)

a. Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập?

b. Giải thích tại sao lại không thể tìm được 2 người có kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp trẻ sinh đôi cùng trứng?

Câu 4. (2,0 điểm)

a. Cho 3 tế bào sinh tinh của một loài động vật, tế bào 1 có kiểu gen Aabb, tế bào 2 và 3 cùng có kiểu gen AaBb. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì 3 tế bào sinh tinh nói trên có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Đó là những loại nào?

b. Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 42 NST thường và trong tất cả các tế bào con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định bộ NST 2n của cá thể động vật nói trên. Biết rằng không có đột biến xảy ra.

Câu 5. (1,5 điểm)

Ở phép lai ♂ Aa x ♀ Aa, sinh ra đời con có một thể đột biến có kiểu gen AAA.

a. Thể đột biến này có bộ nhiễm sắc thể như thế nào?

b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến nói trên?

Câu 6. (2,0 điểm)

a. Phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính?

b. Tại sao NST được coi là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9


Câu 1

a. Sai vì kết quả của quá trình đó phải tạo ra cơ thể gồm các tế bào đều có bộ nhiễm sắc thể giống nhau.

b. Sai vì cơ thể này có bộ nhiễm sắc thể là 2n + 1 hoặc 2n -1.....

c. Đúng vì trong phân bào nguyên nhiễm nếu ở một tế bào một cặp NST nào đó không phân li ......sẽ tạo ra hai nhóm tế bào 2n-1 và 2n+1 cùng với nhóm tế bào bình thường........

d. Sai vì đây là dạng đột biến lệch bội.............

Câu 2

a. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1:

  • Kiểu gen của P: AaBbDd (Cao, muộn, dài) x AABbdd (cao, muộn, tròn)
  • Số kiểu gen ở F1: 12
  • Tỉ lệ kiểu gen ở F1: (1 : 1) (1 : 2 : 1) (1 : 1)

b. Số loại và tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1:

  • Số loại kiểu hình ở F1: 4
  • Tỉ lệ kiểu hình ở F1: (1) (3 : 1) (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1

Câu 3

a

  • Nội dung quy luật PLĐL: Các cặp nhân tố di truyền đã phân ly độc lập trong quá trình phát sinh giao tử
  • Điều kiện nghiệm đúng: Các cặp alen quy định các cặp tính trạng tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.

b. Vì: số biến dị tổ hợp mà một cặp bố mẹ có thể tạo ra là cực kì lớn cụ thể 223 x 223 = 246 kiểu hợp tử khác nhau.........

Câu 4

a

  • Số loại tinh trùng tối đa được tạo thành là: 4
  • AB, Ab, aB, ab

b. Xác định bộ NST 2n của cá thể động vật.

* TH1: Trong tế bào có 1 NST X ---> số tế bào con là 8 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 3 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (23 - 1) = 6 NST

  • Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XY ---> số NST của bộ 2n là: 6 + 2 = 8
  • Nếu tế bào ban đầu có NST giới tính là XO ---> số NST của bộ 2n là: 6 + 1 = 7 1,0

* TH2: Trong tế bào có 2 NST X ---> số tế bào con là 4 ---> tế bào ban đầu nguyên phân 2 lần ---> số NST thường trong tế bào ban đầu là: 42: (22 - 1) = 14 NST ---> số NST trong bộ 2n là: 14 + 2 = 16.

Câu 5

a. Thể đột biến này có kiểu gen gồm 3 alen ở gen A nên nó thuộc thể lệch bội (2n+1) hoặc thể tam bội (3n).

b. Cơ chế hình thành thể lệch bội: Trong giảm phân II ở bố hoặc mẹ cặp NST mang gen A không phân li tạo giao tử mang gen AA(n+1), giao tử này kết hợp với giao tử mang gen A(n) tạo hợp tử AAA(2n+1).

Cơ chế hình thành thể tam bội: Trong giảm phân II ở bố hoặc mẹ tất cả các cặp NST không phân li ở giảm phân II nên tạo giao tử 2n(AA), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n(A) tạo hợp tử 3n(AAA)

Câu 6

a.

  • NST giới tính tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội, NST thường tồn tại với số cặp > 1 trong tế bào lưỡng bội.
  • NST giới tính tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không (XY), NST thường luôn tồn tại thành cặp tương đồng.
  • NST giới tính chủ yếu mang gen quy định giới tính, NST thường mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể.

b. Vì

  • NST là cấu trúc mang gen, gen quy định tính trạng của sinh vật.................
  • NST có khả năng nhân đôi tạo ra vật chất gióng nó để truyền đạt cho thế hệ sau ............
  • NST có thể phát sinh đột biến làm thay đổi tính trạng của sinh giới và biến đột này di truyền được cho thế hệ sau..........
Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 9

    Xem thêm