Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 7
Đề thi môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 7
Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 7 được sưu tầm từ các trường ĐH-CĐ khác nhau với hình thức thi tự luận sẽ giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi kết thúc môn Cơ sở văn hóa. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Câu 1: Nêu ví dụ về cách ứng xử trọng lí của cư dân gốc du mục và trọng tình của cư dân gốc nông nghiệp trong đời sống xã hội hiện nay?
Đáp án
Trọng lý của cư dân gốc du mục:
- Trong công việc khi giải quyết một vấn đề nào đó người phương Tây thường thuận theo tính logic của vấn đề, sẵn sàng triệt hạ, phê phán người khác nếu quan điểm của người đó không hợp lí.
- VD: Trong một cuộc họp nếu như cấp trên làm sai, cấp dưới sẵn sàng phên phán, tranh cãi và triệt hạ quyết liệt để nhằm thể hiện cái tôi cá nhân, không nhún nhường như người châu Á.
- Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo lối trọng tình. Có nhiều câu ca dao đã nói lên điều này: một bồ cái lí không bằng một tí cái tình. Điều này dẫn đến hệ lụy là cư dân gốc nông nghiệp không tôn trọng pháp luật, mang tâm lí "huề cả làng" để giải quyết mọi việc. VD: nền bóng đá Việt Nam ngày càng đi xuống, các cấp lãnh đạo cứ đùn đẩy trách nhiệm để rồi cứ "huề cả làng", chẳng giải quyết được vấn đề cho thỏa đáng.
Câu 2: So sánh cơ sở, điều kiện hình thành hai loại hình văn hóa cùng những hệ quả của nó?
Đáp án
Văn hóa gốc du mục | Văn hóa gốc nông nghiệp |
- Hình thành trong điều kiện khí hậu lạnh, khô, nhiều cây cỏ, cây trồng rất khó phát triển. Thuận lợi chăn nuôi gia súc theo bầy đàn. - Sống du cư do tập tính chăn nuôi. - Tổ chức làm sao để dê dàng di chuyển nên nó mang tính trọng động. | - Hình thành trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai trù phú, nhiều sông ngòi, thuận tiện cho trồng trọt. - Sống định cư để trồng trọt. - Văn hóa nông nghiệp tập trung xây dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, mang tính chất trọng tĩnh |
Câu 3: Trình bày đôi nét về Văn hóa nhận thức về tự nhiên - vũ trụ của người Việt cổ?
Đáp án
Lối tư duy, nhận thức thế giới theo lối phạm trù, các cặp đối lập tồn tại. Cặp đôi khởi nguồn và khái quát nhất là Âm - Dương --> hình thành vạn vật. VD: nóng - lạnh, ngày - đêm...
- Khái quát thành Tam tài, âm dương kết hợp, tạo thành mô hình tồn tại và bền vững trong xã hội. VD: không gian - thời gian - con người, cõi trời - cõi thế - cõi âm...
- Từ nhiều trạng thái có thể phát sinh thêm ví dụ: tĩnh - động tạo ra Vuông - tròn, từ nóng - lạnh tạo ra sáng - tối.
- Nền văn hóa nông nghiệp (âm) và nền văn hóa du mục (dương).
- Quan niệm vật nào trội hơn về cường độ thì là Dương, tuy nhiên, không có gì là thuần nhất, trong dương có âm và ngược lại.
- Âm dương và những yếu tố khác có sự chuyển hóa.
- Quan niêm nhận thức trong tính cách người Việt tạo thành những đặc điểm riêng: thích sự quân bình về âm dương, không thích sự thái quá, quan niệm về yếu tố dương phát triển, không có nhiều tư tưởng phát triển.
----------------------
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi kết thúc học phần môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam - Đề 7. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.