Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 12 trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng năm học 2016 - 2017 (Lần 1)
Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 12
Đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 12 trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng năm học 2016 - 2017 (Lần 1) có 50 câu hỏi trắc nghiệm với đáp án đi kèm. Đây sẽ là tài liệu hay giúp các bạn học sinh tự kiểm tra kiến thức, từ đó ôn thi THPT Quốc gia 2017 hiệu quả, sẵn sàng cho bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên - Đề số 1
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 bài thi Khoa học tự nhiên trường THPT chuyên Longoni Chelsea
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN ---------------------------- | ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: HÓA HỌC – KHỐI 12 Thời gian bàm bài: 90 phút |
Họ và tên ............................................Lớp ................ SBD ..................... STT......... | |
Mã đề thi: 624 |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Ag = 108.
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi
1. Anđehit acrylic có công thức phân tử là:
A. C4H6O2. B. C3H4O. C. C3H6O. D. C3H4O2.
2. Khi đun nóng chất chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là:
A. HCOOC2H5 B. CH3COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. C2H5COOH
3. Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 15,15 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,45 gam H2O. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, khi hết V lít hoặc 2V lít thì đều thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,60. B. 14,04. C. 14,82. D. 13,26.
4. Chất nào sau đây tác dụng được với NaOH?
A. C6H5OH (thơm) B. CH3CHO C. C2H2 D. C2H5OH
5. Hiện nay khí metan (CH4) được dùng để thay thế một phần cho các nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá...). Người ta sản xuất khí metan bằng cách nào?
A. Lên men ngũ cốc
B. Cho hơi nước qua than nóng đỏ
C. Thu metan từ khí bùn ao
D. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz
6. Hỗn hợp X gồm metyl fomat, anđehit acrylic và axit metacrylic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 70 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, thu được 5 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch tăng thêm 0,22 gam. Giá trị của m là
A. 1,22. B. 1,54. C. 2,02. D. 1,95.
7. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp CH4, C3H6 và C4H10, thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Vây m có giá trị là:
A. 2 gam. B. 8 gam. C. 6 gam. D. 4 gam.
8. Lấy 1,76 gam một este đơn chức X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,1M, kết thúc phản ứng thu được 1,64 gam muối. X là?
A. HCOOC3H7 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. CH3COOCH3
9. Este metyl acrylat (CH2=CH–COOCH3) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Na. B. H2. C. NaOH. D. Br2.
10. Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
11. Trung hòa hoàn toàn 6 gam axit cacboxylic đơn chức X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 8,2 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. C3H4O2. B. C2H4O2. C. C3H6O2. D. CH2O2.
12. Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (cùng số nguyên tử cacbon). Đốt hoàn toàn x mol hỗn hợp M, được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Cho 0,1 mol M tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì số gam kết tủa thu được là:
A. 19,96. B. 17,56. C. 16,88. D. 19,82.
13. Cho 2 anken tác dụng với H2O xúc tác dung dịch H2SO4 thu được 2 ancol. 2 anken đó là:
A. eten và but-2-en B. eten và but-1-en
C. 2-metylpropen và but-1-en D. propen và but-2-en
14. Hỗn hợp M gồm ancol no, đơn chức X và axit cacboxylic đơn chức Y, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử C, tổng số mol của hai chất là 0,5 mol (số mol của Y lớn hơn số mol của X). Nếu đốt cháy hoàn toàn M thì thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc) và 25,2 gam H2O. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa (hiệu suất là 80%) thì số gam este thu được là
A. 18,24. B. 27,36. C. 34,20. D. 22,80.
15. Hợp chất hữu cơ (hợp chất thơm) nào sau đây có phản ứng thế nguyên tử H ở vòng benzen khó nhất?
A. Benzen B. Phenol C. Nitro benzen D. Toluen
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 12
Đáp án mã đề 624
1 | B | 11 | B | 21 | A | 31 | D | 41 | B |
2 | B | 12 | A | 22 | C | 32 | C | 42 | A |
3 | C | 13 | A | 23 | C | 33 | A | 43 | D |
4 | A | 14 | A | 24 | C | 34 | D | 44 | C |
5 | D | 15 | C | 25 | B | 35 | D | 45 | A |
6 | C | 16 | D | 26 | D | 36 | C | 46 | B |
7 | C | 17 | B | 27 | B | 37 | D | 47 | D |
8 | C | 18 | A | 28 | B | 38 | A | 48 | D |
9 | A | 19 | D | 29 | C | 39 | A | 49 | D |
10 | B | 20 | C | 30 | A | 40 | A | 50 | C |