Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 1)

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10

Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc năm 2015 - 2016 (Lần 1) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn học sinh lớp 10 ôn tập và nâng cao kiển thức Ngữ văn, từ đó chuẩn bị cho các bài thi, bài kiểm tra sắp tới một cách hiệu quả.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2014 - 2015 trường THPT Châu Thành 1, Đồng Tháp

Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 10 năm 2014 - 2015

SỞ GD- ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU

ĐỀ THI KSCL LẦN I KHỐI 10 NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (2 điểm):

Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới

Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

  1. Bài ca dao có những hình ảnh gì? Hình ảnh đó được khắc họa như thế nào và có những đặc điểm gì chung?
  2. Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng phép tu từ đó.
  3. Chủ đề của bài ca dao là gì?
  4. Anh / chị hãy đặt nhan đề cho bài ca dao trên.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 2 (3 điểm):

Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven nói:

"Trong cuộc sống, không có gì cao quý và tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác".

Anh / chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 3 (5 điểm):

Vẻ đẹp của những anh hùng sử thi qua một số đoạn trích: "Chiến thắng Mtao Mxây" - Trích "Sử thi Đăm Săn" và "Uy- lít- xơ trở về"- Trích "Sử thi Ô- đi- xê".

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 10

Câu 1 (2 điểm)

1. Yêu cầu kỹ năng

  • Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản
  • Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

2. Yêu cầu về kiến thức

Ý 1 (0,5 điểm)

  • Bài ca dao có hình ảnh sau: Con tằm, con kiến, chim hạc, con quốc
  • Hình ảnh được khắc họa qua hành động của chúng (tằm- nhả tơ; kiến- tha mồi, chim hạc- bay, quốc- kêu...)
  • Đặc điểm chung: Nhỏ bé, yếu ớt nhưng siêng năng, chăm chỉ và cần mẫn.

Ý 2 (0,5 điểm)

  • Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ
  • Điệp ngữ: Lặp lại cấu trúc than thân "Thương thay".
  • Ẩn dụ: Dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng.
  • Tác dụng: Nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

Ý 3 (0,5 điểm)

  • Chủ đề của bài ca dao: Nỗi thống khổ, thân phận của người nông dân trong xã hội cũ

Ý 4 (0,5 điểm)

  • Nhan đề: Có thể đặt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải ngắn gọn và thể hiện chủ đề văn bản. Gợi ý: Ca dao than thân, khúc hát than thân...

Câu 2 (3 điểm)

1/ Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể trình bày khác nhau song cần giới thiệu được câu nói của Beethoven, hiểu quan niệm sống cao quý mà nhạc sĩ nêu lên, khẳng định ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha; phê phán quan niệm sống ích kỉ, hưởng thụ cá nhân...

Giải thích: (0,5 điểm)

  • Hạnh phúc: Cuộc sống tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh thần, tình cảm của con người...
  • Câu nói thể hiện quan niệm sống đẹp, vị tha...

Bình luận: (2,0 điểm)

  • Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh phúc nhân loại. Beethoven quan niệm như thế.
  • Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho người khác, là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống đầy ý nghĩa cao cả, đáng trân trọng... Nêu các dẫn chứng làm rõ luận điểm.
  • Phê phán lối sống vị kì, đối với nhân quần, xã hội. (Như Victor Hugo đã nói: "Kẻ nào vì mình mà sống thì kẻ ấy vô tình đã chết với người khác".
  • Liên hệ bản thân: (0,5 điểm)

2/ Cho điểm:

  • Cho điểm tối đa đối với bài làm diễn đạt ý rõ ràng, mạch lạc, không sai chính tả, ngữ pháp.
  • Sai lỗi chính tả, ngữ pháp tuỳ mức độ trừ từ 0,25 điểm đến 1,5 điểm...). Lưu ý: Độ dài văn bản chỉ có tính tương đối, không phải căn cứ để cho điểm.

Câu 3 (5 điểm)

I. Yêu cầu về kỹ năng

  • Biết cách làm bài văn nghị luận văn học
  • Vận dụng tốt các thao tác lập luận
  • Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
  • Khuyến khích những bài viết sáng tạo

II. Yêu cầu về kiến thức

1. Mở bài: 0,5 điểm

  • Giới thiệu về Sử thi anh hùng
  • Khái quát về vẻ đẹp nhân vật anh hùng sử thi qua hai đoạn trích

2. Thân bài: 4,0 điểm

  • Giống nhau: 2,0 điểm
    • Vẻ đẹp ngoại hình: Hai anh hùng đều có tầm vóc đẹp đại diện cho cộng đồng và sánh ngang với thần linh. Kích thước lớn lao theo quan điểm thẩm mĩ, theo chuẩn mực riêng của cộng đồng.
    • Vẻ đẹp phẩm chất, sức mạnh, tài năng, trí tuệ, đức hạnh: Lòng dũng cảm, sức mạnh phi thường, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách, biết căm ghét kẻ hung ác, bênh vực kẻ yếu đuối, biết hy sinh để bảo vệ hạnh phúc cho cộng đồng.
    • Vẻ đẹp của họ được làm nổi bật là nhờ vào ngôn ngữ miêu tả, lời kể chuyện hấp đẫn, ngôn từ miêu tả khoa trương, các biện pháp nghệ thuật: So sánh, phóng đại...
  • Khác nhau: 2,0 điểm

Anh hùng Đăm Săn trong đoạn trích "Chiến thắng Mtao Mxây"- Trích "Sử thi Đăm Săn" (1,0 điểm)

a. Vẻ đẹp ngoại hình:

  • Vẻ đẹp chân thật, đơn giản, gắn với kích thước của núi rừng, sông suối, chim muông: Hứng tóc chàng ở dưới đất là một cái nong hoa, đầu đội khăn nhiễu, vai mang nải hoa, ngực quấn chéo một tấm mền chiến, tai đeo nụ, đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ...

b. Vẻ đẹp phẩm chất, sức mạnh, tài năng, trí tuệ, đức hạnh

  • Sức khoẻ, sức mạnh phi thường, hùng cường ngay khi còn ở trong bụng mẹ: Hơi thở ầm ầm tựa sấm, nằm sấp thì gãy rầm sàn, nằm ngửa thì gãy xà dọc, đánh đâu đập tan đó.
  • Tài năng: Múa khiên đẹp, nhanh và mạnh. Chàng có thể đánh thắng tất cả các tù trưởng khác.
  • Đức hạnh: Yêu vợ, yêu cuộc sống tự do, khát khao đem lại sự bình yên và giàu có cho buôn làng.

Anh hùng Uy- lít- xơ trong đoạn trích "Uy- lít- xơ trở về"- Trích "Sử thi Ô- đi- xê" (1,0 điểm)

a. Vẻ đẹp ngoại hình:

  • Vẻ đẹp siêu phàm, kì vĩ: "Trông người đẹp như một vị thần".

b. Vẻ đẹp phẩm chất, sức mạnh, tài năng, trí tuệ, đức hạnh

  • Dũng cảm, gan dạ, phi thường: Không thỏa hiệp với bất cứ trở ngại nào trên đường để trở về quê hương
  • Tài năng: Bắn tên xuyên qua mười hai cái vòng rìu, giết chết bọn cầu hôn cùng những gia nhân phản bội.
  • Trí tuệ, mưu trí: "Sánh ngang với thần linh", ứng xử tinh tế, biết nhẫn nại và kiên trì chấp nhận thử thách của vợ.
  • Đức hạnh: Là người chồng chung thuỷ, người cha độ lượng, người con yêu quê hương...

3. Kết bài: 0,5 điểm

  • Đánh giá chung về vẻ đẹp của những anh hùng sử thi qua một số đoạn trích đã học.
  • Nêu suy nghĩ của bản thân.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm