Đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Sinh Cung, Thừa Thiên Huế năm học 2012 - 2013
Đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ văn lớp 10
Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 lên lớp 10 ôn tập và củng cố kiến thức, cũng như giúp các thầy cô có thêm đề thi tham khảo nhằm ra đề đánh giá chất lượng học sinh đầu năm, VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Nguyễn Sinh Cung, Thừa Thiên Huế năm học 2012 - 2013. Đề thi môn Văn có đáp án, hi vọng giúp các bạn chuẩn bị tốt cho năm học mới. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ văn lớp 10 trường THPT Chuyên Quốc học Huế năm học 2012 - 2013
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ TRƯỜNG THPT NGUYỄN SINH CUNG ĐỀ CHÍNH THỨC | KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 10 (Ban cơ bản) Thời gian làm bài: 90 phút |
Mã đề 0011
Câu 1: (2 điểm)
a. Khái niệm văn bản và đặc điểm của văn bản.
b. Hãy cho biết nội dung giao tiếp và mục đích giao tiếp của văn bản sau:
Có chí thì nên
(Tục ngữ)
Câu 2: (3 điểm)
Viết văn bản ngắn (dài không quá một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh chị về việc soạn bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh hiện nay.
Câu 3: (5 điểm)
Phân tích đoạn thơ trong bài Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương:
...Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
(Sách giáo khoa 9, tập 2)
Đáp án đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ văn lớp 10
Câu 1
a.
- Khái niệm văn bản: văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn đề cập đến một chủ đề nhất định.
- Đặc điểm:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu hoàn chỉnh về nội dung .
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định
b.
- Văn bản trên giao tiếp với người đọc về một kinh nghiệm sống.
- Mục đích khuyên con người cần phải có tính kiên trì, có ý chí khi muốn thực hiện một việc gì đó.
Câu 2
* Yêu cầu kĩ năng: Xác định đúng kiểu bài nghị luận xã hội, sử dụng đúng thao tác nghị luận, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả...
* Về nội dung: Hs đảm bảo các luận điểm sau.
- Soạn bài và chuẩn bị bài là việc làm cần thiết đối với mỗi học sinh trước khi đến lớp.
- Một số học sinh chuẩn bị bài và soạn bài ở nhà theo kiểu đối phó với giao viên.
- Để có kết quả học tốt, mỗi hs phải tự ý thức trong việc chuẩn bị và soạn bài ở nhà.
Câu 3
* Yêu cầu kĩ năng: Hs xác định đúng kiểu bài nghị luận (phân tích) tác phẩm văn học, vận dụng đúng thao tác lập luận phù hợp, diễn đạt trôi chảy, không sai chính tả, trình bày bố cục rõ ràng...
* Yêu cầu nội dung: Hs có thể triển khai bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung sau:
- Mở bài: Giới thiệu tác giả và bài thơ "Viếng lăng Bác", vị trí của đoạn thơ.
- Thân bài: Phân tích nội dung đoạn thơ.
- Sử dụng biện pháp ẩn dụ "mặt trời" nhằm nhấn mạnh hình ảnh Bác lớn lao, kì vĩ.
- Tình cảm yêu thương và kính trọng của nhân dân dành cho Bác "kết tràng hoa dâng...
- Hình ảnh Bác hiện lên thanh thản, bình yên, đẹp đẽ "nằm...ngủ bình yên, vầng trăng sáng dịu hiền..."
- Nỗi nhớ và sự tiếc thương của mọi người trước sự ra đi của Bác "nhói trong tim..."
- Kết bài: Đánh giá, khái quát nội dung bài thơ.
* Với những bài không đảm bảo đầy đủ ý những diễn đạt hay và có sáng tạo trong cách viết, giáo viên tự linh động trong đánh giá.