Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng (Lần 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng (Lần 4) có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn thí sinh có thêm tài liệu luyện đề thi thử, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi đại học môn Địa hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Lê Quý Đôn, Hải Phòng (Lần 1)

Ôn thi đại học môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Nguyễn Công Trứ, Long An

SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG

TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN

KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN IV- 2016

Môn: Địa lí

Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi có 01 trang)

Câu I (2,0 điểm)

  1. Nêu những vấn đề quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta. Ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển đang có vấn đề gì về môi trường và hãy nêu một số giải pháp cho vấn đề đó.
  2. Trình bày tác động của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Câu II (2,0 điểm)

Dựa vào Atlát Việt Nam trang 4; 5 và 17 hãy:

  1. Kể tên các quốc gia có chung Biển Đông với Việt Nam.
  2. Xác định các khu kinh tế ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu III (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN THÔNG QUA CÁC CẢNG BIỂN CỦA NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ GIAI ĐOẠN 2000-2012 (Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

2000

2005

2010

2012

Tổng số

21 902,5

38 328,0

60 924,8

67 045,8

Hàng xuất khẩu

5 460,9

9 916,0

17 476,5

22 474,0

Hàng nhập khẩu

9 293,0

14 859,0

21 179,9

20 820,3

Hàng nội địa

7 148,6

13 553,0

22 268,4

23 751,5

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013)

  1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển thông qua các cảng biển của nước ta do Trung ương quản lí giai đoạn 2000-2012.
  2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển thông qua các cảng biển của nước ta do Trung ương quản lí trong giai đoạn trên.

Câu IV (3,0 điểm)

  1. Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta. Để phát triển bền vững ngành thủy sản ở nước ta cần có những giải pháp gì?
  2. Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông nghiệp. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đây là gì? Tại sao?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Câu I (2,0 điểm)

1. Nêu những vấn đề quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta. Ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển đang có vấn đề gì về môi trường và hãy đưa ra giải pháp. 1,00

  • Nêu những vấn đề quan trọng nhất trong việc bảo vệ môi trường hiện nay ở nước ta:
    • Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường.
    • Tình trạng ô nhiễm môi trường.
  • Ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển đang có vấn đề về môi trường và giải pháp.
    • Ở các thành phố lớn, ......có hiện tượng ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, không khí và đất.
    • Giải pháp:
      • Tăng cường các công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động làm ô nhiễm môi trường và xử lí nghiêm các hành vi gây tổn hại môi trường.
      • Cần nâng cao y thức và trách nhiệm chấp hành pháp luật của mọi người về bảo vệ môi trường.....

2. Trình bày tác động của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.

  • Tích cực:
    • Đô thị hóa tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có khă năng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
    • Các đô thị đóng góp lớn vào GDP nước ta, đặc biệt công nghiệp và dịch vụ (dẫn chứng)
    • Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế: (diễn giải)
  • Tiêu cực: Đô thị hóa nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội.

Câu II (2,0 điểm)

1. Kể tên các quốc gia có chung Biển Đông với Việt Nam:

Trung Quốc, Philippin, Brunây, Malaixia, Inđônê, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

2. Xác định các khu kinh tế ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Chu Lai; Dung Quất; Nhơn Hội; Nam Phú Yên; Vân Phong

Câu III (3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ

Xử lí số liệu: CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN THÔNG QUA CÁC CẢNG BIỂN CỦA NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ GIAI ĐOẠN 2000-2012 (Đơn vị: %)

Năm

2000

2005

2010

2012

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

Hàng xuất khẩu

24,9

25,9

28,7

33,5

Hàng nhập khẩu

42,4

38,8

34,8

31,1

Hàng nội địa

32,7

35,3

36,5

35,4

Vẽ biểu đồ.

  • Yêu cầu vẽ đúng, đủ, đẹp, chính xác, đảm bảo khoảng cách năm, có chú giải, tên biểu đồ....(nếu sai 01 lỗi trừ 0,25 điểm)
  • Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng hàng hóa được vận chuyển thông qua các cảng biển của nước ta do Trung ương quản lí giai đoạn 2000-2012

2. Nhận xét và giải thích

  • Nhận xét:
    • Khối lượng hàng hóa vận chuyển thông qua các cảng biển của nước ta do Trung ương quản lí có sự thay đổi. (dẫn chứng)
  • Giải thích:
    • Tỉ trọng hàng xuất khẩu và hàng nội địa có xu hướng tăng là do: công cuộc Đổi mới đã thúc dẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn nên nhu cầu trao đổi tăng; Thị trường buôn bán của nước ta ngày càng mở rộng, ngoài thị trường truyền thống còn mở rộng thị trường ở châu Âu, châu Mĩ.
    • Tỉ trọng hàng nhập khẩu có xu hướng giảm là do chính sách của Nhà nước có nhiều thay đổi đã làm cho tốc độ tăng của hàng nhập khẩu chậm hơn tốc độ tăng của hàng xuất và nội địa.

Câu IV (3,0 điểm)

1. Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta. Để phát triển bền vững ngành thủy sản chúng ta cần có những giải pháp gì?

  • Phân tích những thuận lợi về tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta:
    • Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng, có nguồn lợi hải sản phong phú (dẫn chứng)
    • Vùng biển nước ta có nhiều ngư trường: (dẫn chứng)
    • Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng cá. Dọc ven bở biển có nhiều bãi triều, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi cá đẻ
    • Có nhiều kênh rạch, ao hồ, sông ngòi, các ô trũng ở vùng đồng bằng thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng ......
  • Để phát triển bền vững ngành thủy sản cần có những giải pháp:
    • Cần nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và đặc biệt là môi trường nước ở vùng biển...
    • Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ ....
    • Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt...
    • Cần đầu tư các phương tiện và điều kiện để phát triển đánh bắt xa bờ nhằm khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản, giúp bảo vệ vùng biển và vùng thềm lục địa, vùng trời, đồng thời khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và các quần đảo...

2. Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông nghiệp. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đây là gì? Tại sao?

  • Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông nghiệp
    • Diện tích lớn (khoảng 4 triệu ha) với 3 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất phù sa ngọt màu mỡ nhất (chiếm 30% DT đồng bằng), phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu.
    • Khí hậu mạng tính chất cận xích đạo; tổng số giờ nắng nhiều; chế độ nhiệt cao, ổn định; lượng mưa lớn. (dẫn chứng)
    • Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. (dẫn chứng)
    • Tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng, nhất là rừng, cá, chim.
  • Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long và giải thích:
    • Vấn đề quan trọng hàng đầu ở đây là thủy lợi, đặc biệt là nước ngọt vào mùa khô.
    • Nguyên nhân chủ yếu là do Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa khô sâu sắc dẫn đến hậu quả... vì vậy cần phải có nước ngọt để thau chua, rửa mặn do đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm