Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 trường THPT Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc (Lần 2) là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án mà VnDoc.com muốn gửi tới các bạn tham khảo, nhằm có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia 2016, ôn thi đại học môn Địa, thử sức trước kì thi quan trọng sắp tới.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý - Số 3

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3)

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2016

MÔN: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Trình bày các đặc điểm chung của địa hình nước ta.

b. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí.

Câu 2: (2,0 điểm)

Dựa vào Átlat Địa Lí Việt Nam:

a. Nêu tên các vùng có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử dụng thuộc loại trên 50%, từ trên 30% đến 50%.

b. Kể tên các mỏ dầu, khí tự nhiên ở nước ta.

Câu 3: (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Diện tích, sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990 - 2010.

Năm

1990

1999

2003

2010

Diện tích (nghìn ha)

6042,0

7653,0

7452,0

7439,4

Sản lượng (nghìn tấn)

19225,0

31393,0

34568,0

40005,6

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện mối quan hệ giữa diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990-2010.

b. Qua biểu đồ đã vẽ nhận xét và giải thích.

Câu 4: (3,0 điểm)

a. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nhân văn nước ta phong phú, đa dạng. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" những năm gần đây có ý nghĩa như thế nào?

b. Phân tích việc khai thác thế mạnh kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Câu 1 (2,0 điểm)

a. Trình bày các đặc điểm chung của địa hình nước ta nước ta.

  • Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
    • Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chiếm 1/4 diện tích.
    • Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích, núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
  • Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
    • Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại. Địa hình có tính phân bậc rõ rệt, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
    • Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
      • Hướng tây bắc - đông nam thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy Bạch Mã.
      • Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).
  • Địa hình của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
    • Địa hình có sự xâm thực mạnh mẽ ở miền núi, sự cắt xẻ địa hình, các hiện tượng xói mòn, rửa trôi... do tác động của các yếu tố thời tiết, khí hậu...
  • Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người
    • Với các tác động của con người như: làm ruộng bậc thang, xẻ núi làm đường, xây dựng thủy điện, cầu cống... làm thay đổi bề mặt địa hình.

b. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí

  • Mật độ dân số trung bình nước ta là 254 người/km2 (năm 2006), nhưng phân bố chưa hợp lí:
  • Giữa đồng bằng với trung du miền núi.
    • Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.
    • Ngay trong các đồng bằng có sự chênh lệch khá lớn, mật độ dân cư ở Đồng bằng sông Hồng gấp 2,86 lần ở Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2006)
  • Giữa thành thị và nông thôn:
    • Năm 2006, dân thành thị nước ta chiếm 26,9%, nông thôn chiếm 73,1% tổng số dân, điều này phản ánh quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nước ta còn chậm và trình độ thấp.

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Tên vùng có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp lớn

  • Vùng có diện tích trồng cây công nghiệp trên 50%: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long (Bến Tre)
  • Vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp từ 30%-50%: Một số tỉnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

b. Các mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Bunga Kêkoa.

Các mỏ khí: Tiền Hải, Lan Đỏ, Lan Tây

Câu 3: (3,0 điểm)

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện mối quan hệ giữa diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990-2010

  • Vẽ biểu đồ: kết hợp (cột: diện tích, đường: sản lượng)
  • Yêu cầu: Vẽ bút mực, chính xác, tương đối đúng tỉ lệ, khoảng cách năm,vẽ rõ ràng và sạch đẹp, ghi đủ các nội dung: số liệu, chú thích, tên biểu đồ. (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm). Biểu đồ khác không cho điểm

b. Qua biểu đồ đã vẽ nhận xét và giải thích

  • Nhận xét
    • Diện tích có sự thay đổi:
      • Giai đoạn từ 1990-1999: có xu hướng tăng (dc).
      • Giai đoạn 1999-2010: có xu hướng giảm (dc).
    • Sản lượng tăng nhanh và liên tục từ năm 1990-2010 (dc).
  • Giải thích
    • Diện tích tăng chậm và không đều, giai đoạn đầu tăng do mở rộng diện tích, phục hóa, giai đoạn sau giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng.
    • Sản lượng tăng do: Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật, thâm canh tăng vụ, áp dụng các biện pháp kĩ thuật, giống mới, phát triển thủy lợi...

Câu 4: (3,0 điểm)

a. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nhân văn nước ta phong phú, đa dạng. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" những năm gần đây có ý nghĩa như thế nào?

  • Chứng minh
    • 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghìn được xếp hạng)
    • Có các di sản thế giới
    • Lễ hội diễn ra quan năm, nhất là vào mùa xuân.
    • Làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực...
  • Ý nghĩa:
    • Thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.
    • Tiết kiệm được ngoại tệ, giảm nhập siêu, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài.
    • Tăng sức cạnh tranh của hàng nội so với hàng ngoại, làm thay đổi tâm lí người dùng...

b. Phân tích việc khai thác thế mạnh kinh tế biển ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

  • Về đánh bắt nuôi trồng thủy sản
    • Có ngư trường vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng
    • Ngành thủy sản phát triển mạnh, nhất là đánh bắt xa bờ và nuôi trồng.
  • Về du lịch biển
    • Giàu tài nguyên du lịch biển đảo.
    • Ngành du lịch phát triển mạnh
  • Về gtvt
    • Có nhiều vũng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu.
    • Ngành gtvt biển phát triển mạnh.....
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm