Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý tháng 6/2016 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý tháng 6/2016 trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án dành cho các bạn và thầy cô giáo tham khảo, ôn tập, làm thử đề thi, hệ thống kiến thức cũng như tự kiểm tra trình độ bản thân từ đó có kế hoạch ôn tập nước rút cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Hồ Chí Minh (Lần 1)
TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) | KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016 Môn thi: ĐỊA LÍ Ngày thi: 08/06/2016 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu I (2,0 điểm)
- Nguyên nhân nào làm suy giảm đa dạng sinh vật nước ta? Nêu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh vật.
- Trình bày những ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tại sao ở nước ta cần điều khiển quá trình đô thị hóa?
Câu II (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2012
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm | Tổng sản lượng thủy sản | Chia ra | |
Đánh bắt | Nuôi trồng | ||
2005 | 3 466,8 | 1 987,9 | 1 478,9 |
2007 | 4 199,1 | 2 074,5 | 2 124,6 |
2010 | 5 142,7 | 2 414,4 | 2 728,3 |
2012 | 5 820,7 | 2 705,4 | 3 115,3 |
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.
- Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu đó.
Câu III (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 10 và trang 25, hãy:
- Kể tên 4 hệ thống sông có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất nước ta.
- Nhận xét tình hình khách du lịch và doanh thu từ du lịch nước ta giai đoạn 2000 – 2007.
Câu IV (3,0 điểm)
- Tại sao khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp quan trọng nhất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?
- Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Bằng kiến thức đã học, em hãy chứng minh nhận định trên.
- Việc tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển và thềm lục địa ở biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta?
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016
Câu I (2,0 điểm)
1. Nguyên nhân nào làm suy giảm đa dạng sinh vật nước ta? Nêu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng sinh vật.
- Nguyên nhân
- Phá rừng, khai thác quá mức.
- Ô nhiễm môi trường nước, thiên tai
- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh vật.
- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành "Sách đỏ Việt Nam".
- Quy định việc khai thác gỗ, động vật, thuỷ sản và cấm gây độc hại cho môi trường
2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Tại sao ở nước ta cần điều khiển quá trình đô thị hóa?
a. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
- Tích cực:
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KT - XH của các địa phương, các vùng: năm 2005 đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP CN- xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước.
- Thành phố, thị xã là các thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa, sử dụng nhiều LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật; cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển KT.
- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Tiêu cực: Gây ra ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...
b. Tại sao ở nước ta cần điều khiển quá trình đô thị hóa?
- Ở nước ta, quá trình ĐTH đang gây ra nhiều tiêu cực.
- Điều khiển quá trình đô thị hóa để phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, hạn chế tiêu cực của quá trình ĐTH.
Câu II (3,0 điểm)
1. Vẽ biểu đồ cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2012.
Xử lý số liệu
Năm | 2005 | 2007 | 2010 | 2012 |
Đánh bắt | 57,3 | 49,4 | 46,9 | 46,5 |
Nuôi trồng | 42,7 | 50,6 | 53,1 | 53,5 |
- Vẽ đúng dạng biểu đồ miền, chính xác, sạch, đẹp
- Vẽ sai dạng biểu đồ
- Thiếu, sai mỗi yếu tố: tên biểu đồ, chú giải, đơn vị, gốc tọa độ...
- Vẽ bằng bút chì
- Nếu đúng về cơ bản trừ tối đa
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu đó.
- Nhận xét:
- Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 1995 - 2012 có sự chuyển dịch.
- Tỉ trọng thủy sản đánh bắt giảm liên tục. (dẫn chứng)
- Tỉ trọng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục, vượt trên thủy đánh bắt (dẫn chứng)
- Giải thích:
- Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản có sự chuyển dịch vì:
- Tiềm năng nuôi trồng thủy sản nhiều.
- Trình độ nuôi trồng ngày càng cao, nhiều tiến bộ khoa học được áp dụng.
- Chính sách đổi mới, hỗ trợ về vốn, kĩ thuật, giống, công nghiệp chế biến.
- Nuôi trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp nnguyên liệu cho CN chế biến, phục vụ xuất khẩu.
- Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang suy giảm.
Câu III (2,0 điểm)
1. Kể tên 4 hệ thống sông có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất nước ta
Sông Hồng, sông Mê Kông, sông Đồng Nai, sông Cả.
2. Nhận xét tình hình khách du lịch và doanh thu từ du lịch nước ta giai đoạn 2000 – 2007.
- Số khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch tăng rất nhanh trong giai đoạn 1995 đến 2007.
- Tổng số khách du lịch tăng 3,4 lần,
- Trong đó khách nội địa tăng nhanh hơn khách quốc tế (3,5 lần so với 3 lần).
- Doanh thu của ngành du lịch tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng lượng khách du lịch (gấp7 lần).
Câu IV (3,0 điểm)
1. Tại sao khu công nghiệp là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp quan trọng nhất ở nước ta trong giai đoạn hiện nay?
Vì:
- KCN là hình thức tổ chức mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước, tăng cường năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia và địa phương, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.
- Giúp thu hút vốn đầu tư, công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước phát triển.
- Góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả cho lao động nước ta.
2. Những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
a. Đối với ngành nuôi trồng, khai thác hải sản
- Biển lắm tôm, cá và các hải sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa.
- Bờ biển có nhiều vụng, đầm, phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
b. Đối với ngành du lịch biển.
- Có nhiều bãi biển nổi tiếng: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né,... Nhiều đảo và quần đảo.
- Khí hậu tốt.
c. Đối với ngành dịch vụ hàng hải.
- Nhiều vũng vịnh, thuận lợi nhất nước để xây dựng cảng.
- Đặc biệt có các vịnh nước sâu, thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.
d. Đối với ngành khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối.
- Có các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận).
- Nhiệt độ cao, nắng nhiều nên việc sản xuất muối rất thuận lợi.
3. Việc tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển và thềm lục địa ở biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta?
Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng. Vì vậy, việc tăng cường đối thoại, hợp tác với các nước có liên quan sẽ:
- Tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực,
- Bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân,
- Giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.