Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý trường THPT Tây Ninh năm 2015 (Đề số 4)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý trường THPT Tây Ninh năm 2015 (Đề số 4) có 4 câu hỏi tự luận kiếm tra kiến thức môn Địa cùng đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia hữu ích dành cho các bạn học sinh, mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2015 trường THPT Tây Ninh, Tây Ninh (Đề số 01)

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

TRƯỜNG THPT TÂY NINH

ĐỀ THI THỬ THPT VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC NĂM 2015

Môn: ĐỊA LÝ; Khối: C

Thời gian làm bài: 180 phút

(ĐỀ SỐ 4)

Câu I (2 điểm)

1. Vấn đề chủ yếu trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Tại sao?

2. Trình bày những thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế ở nước ta và giải thích.

Câu II (3 điểm)

1. Chứng minh nước ta đang phát huy ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

2. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể tên một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.

Câu III (2 điểm)

Trình bày những thuận lợi về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Nêu sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Câu IV (3 điểm)

Cho bảng số liệu

Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm19901994199820002005
Giá trị xuất khẩu2,44,18,114,532,4
Giá trị nhập khẩu2,85,811,615,636,8

a/ Tính tốc độ tăng trưởng của tổng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990-2005

b/ Qua bảng số liệu và tốc độ tăng trưởng đã được tính, vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005

c/ Rút ra nhận xét và giải thích

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

TRƯỜNG THPT TÂY NINH

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

THI THỬ THPT VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC NĂM 2015

Môn: ĐỊA LÝ; Khối: C

(ĐỀ SỐ 4)

Câu 1:

1. Vấn đề chủ yếu trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Tại sao?

a/ Vấn đề chủ yếu trong việc bảo vệ môi trường ở nước ta và nguyên nhân

  • Hai vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường:
    • Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường
    • Tình trạng ô nhiễm môi trường
  • Nguyên nhân vì:
    • Nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nên tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng tăng, tình trạng mất cân bằng sinh thái đang diễn ra ở nhiều nơi do tình trạng mất rừng
    • Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra nhiều hậu quả: khí hậu biến đổi theo chiều hướng xấu, thiên tai (bão, lũ lụt...) ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống người dân và tốc độ phát triển kinh tế

2. Những thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế ở nước ta và giải thích.

  • Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế
    • Giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng vả khu vực dịch vụ
    • Sự chuyển dịch trên tuy tích cực nhưng còn chậm

* Giải thích

Có sự chuyển dịch trên là do nước ta đang thực hiện quá trình công nghiệp hóa, nhưng còn chậm vì quá trình công nghiệp hóa còn chậm.

Câu 2:

1. Chứng minh nước ta đang phát huy ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

  • Các tập đoàn cây, vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái

Ví dụ: Tây Nguyên: cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, bò thịt, bò sữa. Đông Nam Bộ: cao su, cà phê, điều, mía, đậu tương, bò sữa, gia cầm, nuôi trồng thủy sản

  • Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng

Ở Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Nam Trung Bộ mở rộng diện tích lúa hè thu, giảm diện tích lúa mùa

  • Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản

Nhờ đó, việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam ngày càng mở rộng và có hiệu quả

  • Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, caosu...)

Giá trị xuất khẩu không ngừng tăng, nước ta trở thành nước xuất khẩu lớn trên thế giới về: gạo, cà phê, cao su...

2. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Kể các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta

  • Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành:
    • Có thế mạnh lâu dài
    • Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội
    • Tác động mạnh đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
  • Những ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su, công nghiệp cơ khí – điện tử ...

Câu 3:

Những thuận lợi về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Nêu sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

  • Những thuận lợi về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên
    • Điều kiện tự nhiên tạo thế mạnh phát triền nông nghiệp nhất là trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc (diễn giải: đất đai, khí hậu ...)
    • Tài nguyên rừng giàu có thuận lợi phát triển lâm nghiệp (diễn giải)
    • Điều kiện tự nhiên tạo thế mạnh phát triền công nghiệp: thủy điện, chế biến lâm sản... (diễn giải)
  • Sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
    • Địa hình, đất đai: Đông Nam Bộ thuận lợi cho việc phát triển nhiều chuyên canh quy mô lớn hơn (diễn giải)
    • Khí hậu: Tây Nguyên có thế mạnh vừa sản xuất các sản phẩm cây công nghiệp mang tính nhiệt đới, vừa sản xuất các cây công nghiệp cận nhiệt, ôn đới. Đông Nam Bộ chỉ có thế mạnh về cây công nghiệp nhiệt đới

Câu 4:

a/ Tính tốc độ tăng trưởng của tổng giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1990 - 2005

(Đơn vị: %)

Năm19901994199820002005
Tổng giá trị xuất, nhập khẩu1001903795791331

b/ Vẽ biểu đồ kết hợp cột chồng và đường thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 1990 - 2005

  • Biểu đồ cột chồng thể giá trị xuất, nhập khẩu
  • Biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng
  • Vẽ chính xác, bảo đảm khoảng cách các năm
  • Có chú giải và ghi tên biểu đồ

c/ Nhận xét và giải thích

  • Tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng liên tục và tăng nhanh (dẫn chứng)
  • Giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu cũng tăng liên tục và tăng nhanh (dẫn chứng)
  • Nguyên nhân do: Sau Đổi mới, thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và hiện có quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 12

    Xem thêm