Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 lần 1 trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 lần 1 trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 lần 1 trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau để bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi được biên soạn giống với đề thi THPT Quốc gia các năm trước. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 lần 1 trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm, thí sinh làm đề trong thời gian 50 phút. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU

THPT CHUYÊN PHAN NGỌC HIỂN

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2019 - 2020

BÀI THI: KHXH - MÔN THI: GDCD

Thời gian làm bài: 50 Phút không kể thời gian phát đề.

(Đề có 04 trang)

Họ tên: ........................................... Số báo danh: ...................

ĐỀ 301

Câu 81: Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào?

A. Bình đẳng về quyền con người.

B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D. Bình đẳng trước pháp luật.

Câu 82: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua yếu tố nào dưới đây?

A. Nhu cầu của người tiêu dùng.

B. Giá cả hàng hóa trên thị trường.

C. Số lượng hoàng hóa trên thị trường.

D. Nhu cầu của người sản xuất.

Câu 83: Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với những trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Việc làm này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính cưỡng chế và răn đe chung.

C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 84: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức là

A. thực hiện pháp luật.

B. ban hành pháp luật.

C. xây dựng pháp luật.

D. phổ biến pháp luật.

Câu 85: Hiện nay có một số cá nhân giả danh nhà sư để đi khất thực, quyên góp tiền ủng hộ của nhân dân để xây dựng chùa chiền. Đây là biểu hiện của việc

A. hoạt động tôn giáo.

B. hoạt động tín ngưỡng.

C. lợi dụng tôn giáo.

D. mê tín dị đoan.

Câu 86: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là

A. hoạt động phát triển kinh tế.

B. vai trò của sức lao động.

C. quá trình xây dựng xã hội.

D. sản xuất của cải vật chất.

Câu 87: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, áp dụng đối với mọi người, mọi lĩnh vực. Điều này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính chặt chẽ về mặt nội dung.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 88: Anh A đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh A đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh A đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

C. Vận dụng quan hệ cung - cầu trong sản xuất.

D. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa.

Câu 89: Do có thu nhập cao nên ca sĩ X đã chủ động đến cơ quan thuế nộp thuế thu nhập cá nhân. Hành vi của ca sĩ X đã thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 90: Theo quy định của pháp luật thì thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được đảm bảo

A. chu đáo và bí mật.

B. an toàn và bí mật.

C. đầy đủ và bí mật.

D. nghiêm túc và bí mật.

Câu 91: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua việc

A. thực hiện nghĩa vụ lao động.

B. sử dụng lao động.

C. kí hợp đồng lao động.

D. tìm kiếm việc làm.

Câu 92: Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây?

A. Quyền khiếu nại.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tố cáo.

D. Quyền bầu cử, ứng cử.

Câu 93: Một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là

A. đoàn kết giữa các dân tộc.

B. sự giúp đỡ nhau phát triển.

C. bình đẳng giữa các dân tộc.

D. sự tương đồng về văn hóa.

Câu 94: Trường hợp bắt người khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện

A. tội phạm ít nghiêm trọng.

B. tội phạm rất nghiêm trọng.

C. tội phạm nghiêm trọng.

D. hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 95: Ông Q có người con trai vừa tốt nghiệp đại học và xin được việc làm tốt, ông đã dùng tiền của gia đình mua xe ô tô cho con trai nhưng không trao đổi với vợ. Trường hợp này, việc làm của ông Q đã không tôn trọng quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về

A. nghĩa vụ với con.

B. quan hệ tình cảm.

C. quan hệ tài sản.

D. quan hệ nhân thân.

Câu 96: Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được thể hiện thông qua

A. thỏa thuận lao động.

B. quyền được lao động.

C. hợp đồng lao động.

D. việc sử dụng lao động.

Câu 97: Nhà nước đảm bảo một tỉ lệ nhất định người dân tộc thiểu số là đại biểu trong cơ quan đại biểu nhân dân là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực

A. xã hội.

B. kinh tế.

C. văn hóa.

D. chính trị.

Câu 98: Người vợ làm ra nhiều tiền hơn chồng, nhưng mọi công việc trong gia đình đều có sự thống nhất của cả vợ và chồng, điều này thể hiện bình đẳng trong mối quan hệ nào?

A. Quan hệ gia đình.

B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ vợ chồng.

D. Quan hệ nhân thân.

Câu 99: Các dân tộc được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của đất nước, được Nhà nước tạo mọi điều kiện để được bình đẳng về

A. đời sống xã hội.

B. phát triển văn hóa.

C. phát triển chính trị.

D. cơ hội học tập.

Câu 100: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật là

A. có tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. mang bản chất giai cấp cầm quyền.

C. bắt nguồn từ đời sống của xã hội.

D. bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống.

Câu 101: Anh Q và chị N đã học xong đại học đạt kết quả xuất sắc. Cả hai cùng nộp hồ sơ vào một công ty và được tuyển chọn. Nội dung trên thể hiện công dân bình đẳng về

A. lao động nam và lao động nữ.

B. quyền làm việc mình thích.

C. giao kết hợp đồng lao động.

D. cơ hội tìm kiếm việc làm.

Câu 102: Nội dung thể hiện mối quan hệ cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là

A. cung - cầu hỗ trợ lẫn nhau.

B. cung - cầu tác động lẫn nhau.

C. cung - cầu quy định lẫn nhau.

D. cung - cầu gắn kết với nhau.

Câu 103: Tòa án nhân dân TP Cà Mau đã ra quyết định giải quyết ly hôn cho anh A và chị C. Việc làm của Tòa án đã thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 104: Giám đốc Công ty A đã tuyển nhân viên mới thay thế vị trí của chị B trong thời gian chị nghỉ thai sản, sau đó chuyển chị sang công việc khác không phù hợp với chuyên môn. Chị B đã làm đơn khiếu nại gửi Ban chấp hành công đoàn và Ban giám đốc. Xét thấy đơn khiếu nại của chị B là hợp lý nên Giám đốc đã bố trí lại công việc cho chị. Vấn đề trong tình huống trên được giải quyết thỏa đáng là nhờ

A. đặc trưng của pháp luật.

B. ý nghĩa của pháp luật.

C. vai trò của pháp luật.

D. giá trị của pháp luật.

Câu 105: Trong các hình thức thực hiện pháp luật thì hình thức nào chủ thể được pháp luật cho phép tự do thực hiện theo ý chí của mình?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 106: Công ty Thịnh Phát ưu tiên nhận lao động nam vào làm việc mặc dù các vị trí đó lao động nữ đều có thể làm được. Trong trường hợp này công ty Thịnh Phát đã vi phạm quyền bình đẳng

A. trong việc sử dụng người lao động.

B. trong giao kết hợp đồng lao động.

C. giữa lao động nam và lao động nữ.

D. trong thực hiện quyền lao động.

Câu 107: Theo quy định của pháp luật thì những ai có quyền bắt người đang bị truy nã?

A. Tòa án nhân dân.

B. Viện Kiểm sát.

C. Cơ quan Nhà nước.

D. Tất cả mọi người.

Câu 108: Quyền tự do cá nhân quan trọng nhất đối với mỗi công dân là quyền

A. tự do cư trú và tự do đi lại.

B. bất khả xâm phạm về thân thể.

C. tự do ngôn luận và báo chí.

D. bất khả xâm phạm về nơi ở.

Câu 109: Bạn A thắc mắc, tại sao mọi quy định trong Luật kinh doanh đều phù hợp với nội dung “Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” trong Hiến pháp. Em sử dụng đặc trưng nào sau đây của pháp luật để giải thích cho bạn?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính ứng dụng của pháp luật.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 110: Các bạn T, H, M, N cùng thảo luận về các đặc trưng cơ bản của pháp luật. T cho rằng tính quy phạm phổ biến đã làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật. M đồng ý với T nhưng khi nghe N nói tính quyền lực bắt buộc chung mới tạo sự công bằng được thì M lại ủng hộ N. H thì phân vân không hiểu ai nói đúng. Q ngồi cạnh bên nghe được thì cho rằng cả hai đặc trưng đó đều giống nhau. Trường hợp này ai chưa hiểu đúng về đặc trưng của pháp luật?

A. M và N.

B. M, N, H và Q.

C. T, Q và H.

D. M, N và Q

Câu 111: Chị H đã nhờ anh Đ đưa máy tính đi sửa. Khi kiểm tra B phát hiện trong máy tính của chị H có nhiều mẫu thiết kế mới nên B đã sao chép và đưa cho Đ, sau đó Đ nhờ T đem những sản phẩm này bán cho công ty Z. Vì mẫu đẹp nên công ty Z đã trả cho T một số tiền lớn. Trường hợp này, ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín?

A. Anh B, T.

B. Anh B và T

C. Công ty Z và B.

D. Anh Đ.

Câu 112: Chuẩn bị cho chợ tết vào cuối năm. H, Q, L, M đã tìm hiểu thị trường, sau đó quyết định mang hàng của mình ra chợ bán. Nhưng trong quá trình bán thì hàng của H bán được nhiều với giá cao, còn hàng của Q và M cũng bán được nhiều nhưng giá cả trung bình, trong khi đó hàng của L bán rất ít với giá cả trung bình. Vậy ai là người đã vận dụng tốt chức năng của thị trường?

A. H và L.

B. H, Q và M.

C. H, Q và L.

D. Q và M.

Câu 113: Anh P và chị H yêu nhau, mẹ của anh P thì ủng hộ nhưng ông Q là cha của anh P lại nhất quyết không đồng ý vì lí do chị H là người không theo đạo thiên chúa. Bà V là mẹ của chị H rất thương con nhưng cũng có quan điểm như ông Q. Vì rất yêu chị H nên anh P đã ép chị H phải theo đạo cùng mình để được cha mẹ cho cưới. Chị H miễn cưỡng chấp nhận nhưng tâm sự với chị M là mình chỉ theo giả tạo thôi. Chị M đồng ý và cho rằng đạo thiên chúa toàn dạy những điều phi thực tế. Những ai dưới đây đã không tôn trọng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Anh P, ông Q và chị M.

B. Bà V, ông Q và anh P.

C. Chị M, chị H và ông Q.

D. Ông Q, bà V, anh P, chị M.

Câu 114: Các bạn Đ, S, T, và L trao đổi với nhau về việc sau này sẽ làm gì để góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bạn Đ nói mình sẽ ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, bạn T nói mình sẽ đi du học và làm việc ở nước ngoài rồi gửi tiền về giúp đỡ cha mẹ, bạn S thì cho rằng mình sẽ lựa chọn cách nuôi, trồng theo kiểu truyền thống, còn bạn L thì muốn làm kỹ sư để nghiên cứu phát triển nông nghiệp. Trong tình huống này suy nghĩ của ai là phù hợp trách nhiệm của công dân với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

A. Bạn Đ và bạn L.

B. Bạn L và bạn S.

C. Bạn T và bạn Đ.

D. Bạn T và bạn S.

Câu 115: Để may xong một bộ quần áo, chị H đã cần 2 giờ lao động, chị A cần 3 giờ lao động, chị T cần 4 giờ lao động, chị C cần 5 giờ lao động. Trên thị trường, xã hội chỉ thừa nhận mua và bán với thời gian là 3 giờ. Theo em, ai là người thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị?

A. Chị H và chị T.

B. Chị A và chị T.

C. Chị H và chị A.

D. Chị T và chị C.

Câu 116: Vô tình phát hiện bố rút tiền của công ty gia đình để mua nhà cho người tình đúng lúc chuẩn bị đi du học, K chán nản nên thường đến vũ trường để giải khuây. Tại đây K đã bị M dụ dỗ uống rượu say và ép quan hệ tình dục. Mẹ K lo lắng nên đã đặt cọc 300 triệu cho ông N nhờ chạy học bổng cho con đi du học. Trường hợp này hành vi của ai là vi phạm pháp luật?

A. Bố mẹ K và N.

B. Mẹ K, M, N.

C. Bố K, M và N.

D. Bố mẹ K, M, N.

Câu 117: Vợ chồng anh T và chị H có hai người con là Q và M, trong đó M là con nuôi. Mặc dù anh T không đồng ý nhưng chị H thường yêu cầu M phải làm nhiều việc hơn so với Q, thấy M vất vả nên Q thường chia sẻ công việc cùng M. Biết chuyện anh T đã la mắng Q vì tội làm trái ý của mẹ, Q buồn bã ngồi khóc rồi rủ M bỏ nhà đi mấy hôm cho cha mẹ thay đổi. M không đồng ý và khuyên Q nên ở nhà. Trường hợp này những ai đã không tôn trọng quyền bình đẳng trong gia đình?

A. anh T, chị H và M.

B. anh T, Q và M.

C. anh T và chị H.

D. anh T, chị H và Q.

Câu 118: H là chủ tiệm game, thấy M và N đang nợ tiền chơi game của mình nên đã kêu M và N chuyển một gói ma túy tổng hợp đến Q để trừ nợ. Trên đường đi M kể cho T và K biết việc mình bị H ép làm việc xấu. Vì bênh bạn nên K đã mang dao đến chém H trọng thương. Trong thời điểm đó khi M và N đang đưa ma túy cho Q thì bị công an bắt. Trong trường hợp này, ai là người vi phạm pháp luật?

A. H, M, N và Q.

B. M, N, K và H.

C. M, N, Q và K.

D. H, M, N, Q và K.

Câu 119: Chị M, N, K, H cùng bán hàng trái cây, thời gian gần đây có thêm nhiều cửa hàng trái cây mới mà số lượng người mua thì ít nên việc buôn bán thường bị thua lỗ. Chị M đã chuyển sang bán rau cải vì mặt hàng này còn ít người bán, chị N thì mở rộng thêm quy mô và nhập về nhiều hàng hơn trước, chị K thì không thay đổi gì nhưng chị H thì đi tìm thị trường có thể tiêu thụ hàng hóa tốt hơn để buôn bán. Trường hợp này ai đã thực hiện đúng ảnh hưởng của mối quan hệ cung - cầu?

A. Chị M và chị H.

B. Chị M và chị K.

C. Chị H và chị N.

D. Chị N và chị M.

Câu 120: Do nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng tăng lên vào dịp tết trung thu nên anh K đã đầu tư vào sản xuất bánh trung thu để bán, còn chị T thì thu mua bánh trung thu kém chất lượng và bán với giá rất rẻ. Gần đó, ông H và anh D cũng hùng vốn để thu mua hết tất cả bánh trung thu của các cửa hàng nhưng không bán ra thị trường mà để trong nhà chờ giá cao mới bán. Theo em, ai đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

A. Anh K và chị T.

B. Ông H và anh D.

C. Anh K, ông H và anh D.

D. Ông H, anh D và chị T.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2020 lần 1 trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, Cà Mau Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn GDCD lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm GDCD 12

    Xem thêm