Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý lần 4 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội là đề thi thử đại học môn Vật lý gồm 50 câu trắc nghiệm sẽ giúp các bạn học tập, luyện đề thi thử đại học môn Vật lý có chất lượng, được làm quen nhiều với các câu hỏi hay giúp các bạn ôn thi THPT Quốc gia môn Vật lý được hiệu quả nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý năm 2015 trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư phạm, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ CHUẨN BỊ CHO KỲ THI THPT QUỐC GIA 2015
MÔN VẬT LÍ – LẦN 4
Thời gian làm bài: 90 phút

Mã đề thi 143

Câu 1. Đoạn mạch AB gồm điện trở R = 40 Ω, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 6/(10π) H và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch đó một điện áp xoay chiều uAB = 160cos(100πt + π/6) V thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đó bằng 320 W. biểu thức điện áp trên hai đầu tụ điện là :

A. uC = 240cos(100πt - π/3) V B. uC = 120√2 cos(100πt -π/3)V

C. uC = 120√2cos(100πt - π/2) V D. uC = 240cos(100πt + π/3) V.

Câu 2. Chọn câu Sai khi nói về lực kéo về trong dao động điều hòa:

A. Đối với con lắc lò xo, lực kéo về không phụ thuộc vào khối lượng vật.
B. Lực kéo về luôn hướng về vị trí cân bằng.
C. Đối với con lăc đơn, lực kéo về phụ thuộc vào khối lượng vật.
D. Lực kéo về có độ lớn nhỏ nhất khi vật ở biên.

Câu 3. Đoạn mạch AB gồm một cuộn dây có điện trở thuần mắc nối tiếp với một tụ điện. Khi đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp giữa hai đầu cuộn dây có giá trị hiệu dụng U1 và sớm pha π/12 so với cường độ dòng điện trong mạch. Điện áp giữa hai đầu tụ điện có giá trị hiệu dụng bằng U1. Hệ số công suất của đoạn mạch AB bằng:

A. 0,707. B. 0,259. C. 0,793. D. 0,766.

Câu 4. Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ dao động lần lượt là A1 = 5 cm, A2 = 3 cm. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động đó có thể là:

A. 6 cm. B. 1,5 cm. C. 10 cm. D. 9 cm.

Câu 5. Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng A và B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là uA = a.cos(ωt) và uB = 2a.cos(ωt). Bước sóng trên mặt chất lỏng là λ. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Điểm M ở mặt chất lỏng không nằm trên đường AB cách nguồn A, B những đoạn lần lượt là 18,25λ và 9,75λ. Biên độ dao động của điểm M là:

A. 3a. B. 2a. C. a. D. a 5

Câu 6. Khi chiếu vào mặt bên của một lăng kính có góc chiết quang A nhỏ (A < 10o) một tia sáng dưới góc tới nhỏ thì tia ló ra khỏi lăng kính bị lệch về phía đáy lăng kính, theo phương tạo với phương của tia sáng một góc D = (n – 1).A (trong đó n là chiết suất của thủy tinh làm lăng kính đối với ánh sáng nói trên). Chiếu một chùm ánh sáng trắng song song hẹp vào cạnh bên của một lăng kính có A = 9o theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Chiết suất của lăng kinh đối với tia đỏ là nđ = 1,61 và tia tím là nt = 1,68. Trên màn E, đặt song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m thu được dải quang phổ có bề rộng:

A. 9,5 mm. B. 8,4 mm. C. 1,4 mm. D. 1,1 mm.

Câu 7. Một con lắc đơn treo vào trần một thang máy có thể chuyển động thẳng đứng tại nơi có g= 10 m/s². Khi thang máy đứng yên, cho con lắc dao động điều hòa với biên độ góc α0 và cơ năng E.Khi vật có li độ α = + αo thì đột ngột cho thang máy chuyển động lên trên nhanh dần đều với gia tốc a = 2 m/s². Con lắc vẫn dao động điều hòa nhưng với biên độ góc mới βo và cơ năng mới E’. Hệ thức nào sau đây đúng?

A. βo = 1,2.αo; E’ = 5E/6. B. βo = αo; E’ = 1,2E
C. βo = 1,2.αo; E’ = E. D. βo = αo; E’ = E.

Câu 8. Trong thí nghiệm I – âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát D = 2m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng (380nm ≤ λ ≤ 760 nm). Quan sát điểm M trên màn ảnh, cách vân sáng trung tâm 3,3 mm. Tại M bức xạ cho vân tối có bước sóng dài nhất bằng:

A. 750 nm. B. 648 nm. C. 690 nm. D. 733 nm.

Câu 9. Nối hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động 6V, điện trở trong 0,5 Ω vào hai đầu của một khung dao động LC lí tưởng. Khi ngắt nguồn ra khỏi khung, trong khung có dao động điện từ điều hòa với tần số 636,6 kHz. Điện tích cực đại của một bản tụ là:

A. 3,0.10-6 C. B. 2,4.10-6 C
C. 2,0.10-6 C D. 4,8.10-6 C

Câu 10. Trong một môi trường vật chất đàn hồi có hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 10 cm, cùng tần số. Khi đó tại vùng giữa hai nguồn người ta quan sát thấy xuất hiện 10 dãy dao động cực đại và cắt đoạn AB thành 11 đoạn mà hai đoạn gần các nguồn chỉ dài bằng một nửa các đoạn còn lại. Biết tốc độ truyền sóng trong môi trường đó là 50 cm/s. Tần số dao động của hai nguồn
là:

A. 30 Hz. B. 15 Hz. C. 25 Hz. D. 40 Hz.

Câu 11. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 8cos(πt + π/4) (x tính bằng cm, t tính bằng s) thì:

A. chu kì dao động của chất điểm là 4s.
B. độ dài quỹ đạo của chất điểm là 8 cm.
C. Khi qua vị trí cân bằng, tốc độ của chất điểm là 8 cm/s.
D. Lúc t = 0, chất điểm chuyển động theo chiều âm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lý khối A

    Xem thêm