Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Nông Cống 1, Thanh Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Nông Cống 1, Thanh Hóa là đề thi khảo sát chất lượng bồi dưỡng học sinh khối 12. Đây là tài liệu luyện thi đại hay dành cho các bạn tham khảo, ôn tập, luyện đề thi tham khảo, chuẩn bị cho các kì thi quan trọng sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội
SỞ GD&ĐT THANH HÓA TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG I
ĐỀ CHÍNH THỨC | THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC BỒI DƯỠNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015-2016 MÔN THI: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề |
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Vị vua và những bông hoa
Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi "tại sao chậu hoa của cô không có gì?" "Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại" – cô gái trả lời.
"Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này".
(Trích Bốn bài học quý giá về cuộc sống – báo VietNamNet)
Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,25 điểm)
Câu 3. Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng? (0,25 điểm)
Câu 4. Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân khi đọc xong văn bản trên. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi, SGK Ngữ văn 12, tập 1)
Câu 5. Nêu nội dung đoạn thơ? (0.5 điểm)
Câu 6. Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì? (0.25 điểm)
Câu 8. Trong ba dòng thơ "Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? (0.25 điểm)
Câu 9. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong ba dòng thơ trên. Trình bày trong khoảng 5-7 dòng. (0.5 điểm)
Phần 2. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm)
Ngày xưa cha ông ta thường coi: Tiếng xay lúa, giã gạo; tiếng trẻ con học bài và tiếng gà gáy báo trời sáng là những âm thanh đẹp.
Anh/chị hiểu qua niệm trên như thế nào? Từ đó viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về những âm thanh đẹp và không đẹp trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2 (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) chính là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
Anh/ chị hãy làm rõ nhận định trên.