Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn tháng 3 năm 2016 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Văn

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng có đáp án đi kèm, là tài liệu luyện thi THPT Quốc gia môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn củng cố và luyện tập kiến thức môn Văn hiệu quả.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 3

SỞ GD-ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

LÊ QUÝ ĐÔN

(Đề thi có 02 trang)

ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA

THÁNG 3 - NĂM 2016

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn
Ai ngờ từ đó bặt tin nhau.

...Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em mãi là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

(Núi Đôi - Vũ Cao - Thơ tình thế kỉ XX)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

2. Tìm từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh.

3. Xác định biện pháp tu từ đặc sắc nhất trong 4 dòng sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

4. Viết đoạn văn khoảng 5 dòng đến 7 dòng nếu suy nghĩ của anh/chị về vai trò, lí tưởng của tuổi trẻ sau khi đọc đoạn thơ trên.

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:

"Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là "năng lực tạo ra hạnh phúc", bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.

Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm viêc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là là cái gì và có khả năng để làm được nhwunxg điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một "tế bào hạnh phúc", một "nhà máy hạnh phúc" và sẽ ngày ngày "sản xuất hạnh phúc" cho mình và cho mọi người.

Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là "nhỏ bé" trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn "nhỏ bé". Ai cũng có thể trở thành những "con người lớn" bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự "chạm" vào hạnh phúc!."

("Để chạm vào hạnh phúc" - Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)

Câu 5. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản.

Câu 6. Tìm yếu tố thể hiện năng lực làm người được đề cập trong văn bản.

Câu 7. Nêu tác dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép và hình thức in đậm của một số từ trong văn bản trên? Điều cốt lõi phải có để chạm vào hạnh phúc là gì?

Câu 9. Quan điểm của anh/chị về hạnh phúc sau khi đọc văn bản trên? (trình bày trong đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng)

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (3.0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về: Sức mạnh của truyền thống yêu nước.

Câu 2: (4.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.

(Trích Sóng - Xuân Quỳnh - SGK Ngữ văn 12, Tập 1)

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dánh hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...

(Trích Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm - SGK Ngữ văn 12, Tập 1)

--- Hết ---

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Văn

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Bình Thạnh, Tây Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU

Gợi ý đáp án:

1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (0,25 điểm)

Trả lời du đáp án không có điểm.

2. Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh: ngõ chùa cháy đỏ những thân cau, lỗi hẹn, bặt tin.

Liệt kê được một trong hai hình ảnh, từ ngữ trở lên cho 0,25 điểm.

3. Xác định được biện pháp tu từ so sánh cho 0,25 điểm.

Nêu được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: nhấn mạnh niềm tự hào về vẻ đẹp lí tưởng của phẩm chất cách mạng (0.25 điểm).

4. Đoạn văn có thể thể hiện cảm xúc phong phú của cái nhìn cá nhân song cần thể hiện thái độ đúng đắn, nghiêm túc với lí lẽ chặt chẽ, khoa học. Có thể bắt nguồn từ sự cảm nhận nỗi đau đớn, mất mát, tàn phá khốc liệt của chiến tranh đến ý thức cầm súng bảo vệ đất nước của thế hệ trẻ, cũng như suy nghĩ về vai trò của bản thân với đất nước hôm nay.

Điểm 0,5 cho đoạn văn đảm bảo kĩ năng diễn đạt trong sáng, lưu loát cùng với cảm xúc chân thành, không mắc lỗi chính tả, đảm bảo dung lượng yêu cầu của đề.

Điểm 0,25 cho đoạn văn cảm nhận được sơ lược vấn đề, có kĩ năng viết đoạn song còn mắc một số lỗi về dùng từ, diễn đạt.

Không cho điểm trường hợp thể hiện quan điểm sai lệch, không nghiêm túc, viết vài chữ sơ sài.

Câu 5. Thao tác lập luận chính của văn bản: phân tích (0,25 điểm).

Câu 6. Yếu tố thể hiện năng lực làm người: phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn... (0,25 điểm).

Câu 7.

  • Tác dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép: làm nổi bật, nhấn mạnh đến một ý nghĩa cần diễn đạt, nội dung được thể hiện sinh động và mang tính biểu đạt sâu sắc... (0,25 điểm).
  • Điều cốt lõi phải có để chạm vào hạnh phúc là con người không được "nhỏ bé" (nghĩa là không được được tầm thường, tẻ nhạt, vô vị...), mà phải là "con người lớn" (sống có lí tưởng, hoài bão, dám khẳng định mình...) và tất yếu phải có tình yêu lớn (lòng sau mê lí tưởng, quyết tâm cho điều mình đã chọn...) (0,25 điểm).

Câu 8. Có thể trình bày theo các quan điểm khác nhau song cần có quan điểm nghiêm túc, trong sáng; lập luận khoa học, thuyết phục. Đó có thể là những giá trị thiết thực mà bản thân tạo dựng có ý nghĩa, giúp ích cho đời (0,5 điểm).

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1:

Dẫn dắt giới thiệu Sức mạnh của truyền thống yêu nước.

1. Giải thích: lòng yêu nước là gì?

Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào, quý trọng những giá trị cao quý của dân tộc,...

Tùy vào mỗi người sẽ có lòng yêu nước và cách thể hiện khác nhau. Yêu nước là yêu tổ quốc, yêu đồng bào, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu văn hóa, con người...

3. Bàn luận, phân tích chứng minh.

Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta

Sức mạnh của lòng yêu nước được chứng minh trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và xây dựng tổ quốc.

  • Trong chiến tranh chống xâm lược. Tấm gương cá nhân anh hùng.
  • Trong hòa bình. Cống hiên

Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc qua sự kiện lớn...

Phê phán những kẻ thờ ơ với vận mệnh dân tộc...

4. Bài học nhận thức và hành động

  • Khẳng định lòng yêu nước là tài sản vô giá.
  • Cần rèn luyện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả; tác phẩm:

Xuân Quỳnh là một trong các nhà thơ tiêu biểu nahast của thế hệ các nhà thơ thời chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ khi yêu, nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa đằm thắm, chân thành. Sóng là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh. Bài thơ được trích trong tập Hoa dọc chiến hào.

Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bạn đọc bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và tư duy sâu lắng của người trí thức về đất nước con người Việt Nam. Đoạn trích Đất nước trích từ trường ca Mặt đường khát vọng.

2. Cảm nhận

2.1. Đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát.

  • Khát vọng được tan ra thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến. Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu để ngàn năm còn vỗ là khát vọng muốn được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình yêu.
  • Trong quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh ta thấy được một tư tưởng nhân văn: yêu và phụng hiến. Tình yêu của cá nhân không tách rời cộng đồng.
  • Đặt bài thơ trong hoàn cảnh năm 1968, khi đất nước đang có chiến tranh thì mới thấy hết tình yêu và những khát vọng của con người trong thời đại ấy.
  • Nghệ thuật: Thế thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu, âm hưởng của những con sóng biên.

2.2. Đoạn thơ trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là lời nhắn của tác giả về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với non sông đất nước.

  • Đất nước được ví như máu xương. Cách ví von đó thể hiện sự thiêng liêng và niềm tự hào mãnh liệt về đất nước. Đất nước là một phần không thể thiểu trong mỗi con người.
  • Điệp ngữ phải biết như mệnh lệnh nhưng không khô khan, cứng nhắc mà làm lay động trái tim con người. Gắn bó là đoàn kêt đồng lòng; san sẻ là chia ngọt sẻ bùi, hóa thân là cống hiến... nói một cách khác là để đất nước và non sông mãi mãi trường tồn thì mỗi con người phải biết đoàn kết, san sẻ và hóa thân.
  • Nghệ thuật: giọng thơ chính luận, điệp ngữ phải biết kết hợp với ngôn ngữ thơ giản dị như lời nói từ trái tim truyền thông điệp đến trái tim.

3. So sánh:

Giống nhau: Tư tưởng của hai đoạn thơ đều là tư tưởng tình yêu và sự hiến dâng. Khát vọng của hai bài thơ đều lớn lao và cao thượng.

Khác nhau: Sóng là vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa. Đất nước là vẻ đẹp tình cảm cá nhân của con người đối với tổ quốc. Sóng được diễn tả bằng thể thơ 5 tiếng. Đất nước được diễn tả bằng thể thơ tự do.

Đánh giá bài viết
1 6.597
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm