Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 2 gồm nhiều đề thi thử đại học môn Văn có đáp án đi kèm được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 12, các bạn thí sinh tự do tham khảo. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn củng cố kiển thức, ôn thi THPT Quốc gia 2016 hiệu quả. Chúc các bạn thi tốt.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 3

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn - Số 4

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán - Số 2

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Hậu Lộc 4, Thanh Hóa

SỞ GD&ĐT THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4

-------------

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI THPT QUỐC GIA

Năm học 2015 – 2016

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Vị vua và những bông hoa

Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.

Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.

Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena. Ngài hỏi "tại sao chậu hoa của cô không có gì?" "Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại" – cô gái trả lời.

"Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này".

(Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,25 điểm)

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng? (0,25 điểm)

Câu 4. Anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân khi đọc xong câu chuyện trên. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Thuyền và biển

Em sẽ kể anh nghe

Chuyện con thuyền và biển:

"Từ ngày nào chẳng biết

Thuyền nghe lời biển khơi

Cánh hải âu, sóng biếc

Ðưa thuyền đi muôn nơi

Lòng thuyền nhiều khát vọng

Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không mỏi

Biển vẫn xa... còn xa

Những đêm trăng hiền từ

Biển như cô gái nhỏ

Thì thầm gửi tâm tư

Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Cũng có khi vô cớ

Biển ồ ạt xô thuyền

(Vì tình yêu muôn thuở

Có bao giờ đứng yên?)

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không gặp nhau

Biển bạc đầu thương nhớ

Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau - rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi

Biển chỉ còn sóng gió”

Nếu phải cách xa anh

Em chỉ còn bão tố.

(Dẫn theo Thơ Xuân Quỳnh, NXB Giáo Dục, 2014)

Câu 5. Bài thơ trên viết về đề tài gì? Viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)

Câu 6. Hãy nêu nội dung chính của bài thơ trên. (0,5 điểm)

Câu 7. Trong bài thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào qua hai hình ảnh thuyền, biển? (0,25 điểm)

Câu 8. Hãy nhận xét quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh trong bài thơ trên. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm):

Có nhận định cho rằng: Người trẻ hiện nay "xấu xí". Hãy viết bài văn trình bày ý kiến của anh (chị) về nhận định trên.

Câu 2. (4,0 điểm):

Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại trong đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.111)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Thuận Thành 1, Bắc Ninh (Lần 1)

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Ngữ Văn trường THPT Chuyên Đại học Vinh

Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ Văn

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 2)

SỞ GD&ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2015-2016

Môn thi: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Phần 1: Đọc - hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

Làm thơ, ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ – để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường. Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt. Bài thơ là những câu, những lời diễn lên, làm sống ngay lên một tình cảm, một nỗi niềm trong lòng người đọc. Ta nói truyền sang hình như người đọc chỉ đứng yên mà nhận. Nhưng kì thực, cái trạng thái tâm lí truyền sang ấy là người đọc tự tạo cho mình, khi nhìn những chữ, khi nghe những lời, khi mọi sợi dây của tâm hồn rung lên vì chạm thấy những hình ảnh, những ý nghĩa, những mong muốn, những tình cảm mà lời và chữ của bài thơ kéo theo đằng sau như vầng sáng xung quanh ngọn lửa.

(Nguyễn Đình Thi, Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12, tập một)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản? (0,25 điểm)

Câu 2: Chỉ ra câu văn nêu nội dung chính của văn bản? (0,25 điểm)

Câu 3: Theo Nguyễn Đình Thi, nhà thơ dùng phương tiện/chất liệu nào để thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình? (0,5 điểm)

Câu 4: Trong số những bài thơ đã học hoặc đã đọc, bài thơ nào để lại cho anh (chị) ấn tượng sâu đậm nhất? Tình cảm/cảm hứng chủ đạo mà nhà thơ gửi gắm trong bài thơ đó là gì? Tình cảm/cảm hứng ấy đã tác động như thế nào đến đời sống tinh thần của anh (chị)? Hãy trả lời ngắn gọn trong khoảng 10 – 12 dòng. (0,5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, SGK Ngữ văn 12, Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.17)

Câu 5: Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ. (0,25 điểm)

Câu 6: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng căm thù giặc của tác giả. (0,25 điểm)

Câu 7: Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhà thơ? (0,5 điểm)

Câu 8: Từ đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (10 – 12 câu) về tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay. (0,5 điểm)

Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Thói quen là tấm gương phản chiếu con người bạn và giúp bạn không bao giờ thất bại hoặc khiến bạn sụp đổ trước ngai vàng của sự thành công.

Anh, chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

Câu 2: (4,0 điểm)

Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau:

Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.110)

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.

(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.155)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 2)

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT HÀM LONG

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ĐỢT II (2015 -2016)

Môn: Ngữ Văn 12

(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)

I. PHẨN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc hai đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên.
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

(Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Câu 1. Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.

Câu 2. Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?

Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ "Thời gian chạy qua tóc mẹ"?

Câu 4. Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6 - 8 dòng.

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (3 điểm)

"Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích".

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Câu 2. (4 điểm).

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

" – Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông hóa nguồn?
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..."

(Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD 2008, tr 109)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN

(Đề gồm 02 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN – 12
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

"Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn...".

(Trích Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh).

Câu 1: Đoạn văn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0.25đ)

Câu 2: Em hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn? (0.25đ)

Câu 3: Nghệ thuật đặc sắc của đoạn văn trên ? Nêu tác dụng của nghệ thuật ấy? (0.5đ)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn anh chị suy nghĩ về tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta (Viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng) (0.5đ)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ Câu 5 đến Câu 8

Làng Quan họ quê tôi
Những ngày bom Mỹ dội
Quán đổ dưới gốc đa
Chín nhịp cầu đứt nối

Pháo lên núi Thiên Thai
Súng trường lên Quán Dốc
Loan phượng vẫn ăn xoài
Vườn xoan đào vẫn mọc

Em tiễn anh lên đường
Đứng bên bờ em hát
Muốn gửi đi theo anh
Cả dòng sông trong mát

Mẹ mang nước lên đồi
Yêu các con mẹ hát
Bao nhiêu máy bay rơi
Sau mái đầu tóc bạc...

Thuyền thúng thuyền thúng ơi
Có ghé về tỉnh Bắc
Nghe tiếng hát quê tôi
Trên tầm bom đạn giặc

(Trích Làng quan họ, Nguyễn Phan Hách, theo Tinh tuyển thơ Việt Nam 1945 -1975 NXBKH và XH, 1978)

Câu 5: Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? (0.25đ)

Câu 6: Nêu nội dung của đoạn thơ? (0.25đ)

Câu 7: Hình ảnh "làng quê" và "con người làng quê" được miêu tả bằng những chi tết nào? Suy nghĩ của anh (chị) về chi tiết đó? (0.5đ)

Câu 8: Cảm nhận của anh (chị) về tiếng hát xuyên suốt ba khổ thơ? (Viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng)? (0.5đ)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm)

Hiện nay nhiều bạn trẻ có thói quen nghiện chụp ảnh "tự sướng" để thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của mình.

Bằng bài văn nghị luận khoảng 600 từ anh (chị) hãy trình bày về thói quen này của giới trẻ.

Câu 2 (4.0 điểm)

Cảm nhận anh (chị) về hai đoạn thơ sau:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)

Trong bài Việt Bắc Tố Hữu viết:

"Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan"

(Trích Việt Bắc –Tố Hữu Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: Ngữ văn, Khối: 12

Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Cho văn bản sau:

"Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây
Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi!
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng "Việt Nam"
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe
Tổ quốc
gọi tên mình!"

(Tổ quốc gọi tên - Nguyễn Phan Quế Mai)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Xác định nội dung chính của văn bản.
  2. Chỉ ra phương thức biểu đạt của văn bản.
  3. Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ gì?
  4. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ: "Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau"?
  5. Hãy viết một bài văn (khoảng 400 từ) trả lời cho câu hỏi "Bạn suy nghĩ và hành động như thế nào khi tổ quốc gọi tên mình"?

II. PHẦN II: LÀM VĂN (4,0 điểm)

Anh/ chị hãy phân tích những cảm nhận mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm về hình tượng đất nước trong đoạn trích "Đất nước" – trích "Trường ca Mặt đường khát vọng".

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Văn khối D

    Xem thêm