Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An có đáp án được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp các bạn ôn tập THPT Quốc gia môn Sinh hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 3 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 2 NĂM 2015
MÔN SINH HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút)

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh: ............................................................. Số báo danh: ...............

Câu 1: Ở một loài sinh vật, hai cặp gen A, a và B, b cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể cách nhau 20 cM. Hai cặp gen D, d và E, e cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác và cách nhau 10 cM. Biết rằng, không phát sinh đột biến và hoán vị gen xảy ra ở cả hai giới với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở đời con, cá thể có kiểu gen dị hợp về 4 cặp gen từ phép lai AB/ab DE/de x Ab/aB De/de chiếm tỉ lệ là

A. 4%. B. 6%. C. 41%. D. 16%.

Câu 2: Cho các thông tin sau:

(1) A bắt cặp với T bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại.

(2) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hiđrô; T bắt cặp với A bằng hai liên kết hiđrô.

(3) G bắt cặp với X bằng ba liên kết hiđrô và ngược lại.

(4) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại.

Các thông tin đúng về nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit trong quá trình phiên mã là:

A. (2), (3). B. (2), (4). C. (1), (3). D. (3), (4).

Câu 3: Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai sau:

(1) AaBbDd × AaBbDd. (2) AaBBDd × AaBBDd.

(3) AABBDd × AAbbDd. (4) AaBBDd × AaBbDD.

Số phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả ba cặp gen là

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 4: Theo quan niệm hiện đại, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp, đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.

B. Loài mới không thể hình thành nếu thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu không thay đổi.

C. Loài mới có thể được hình thành từ con đường tự đa bội.

D. Không thể hình thành loài mới nếu các quần thể cách li không có khả năng sinh sản hữu tính.

Câu 5: Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau thì kết luận nào sau đây là chính xác nhất?

A. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.

B. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.

C. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.

D. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính hoặc trong ti thể.

Câu 6: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.

B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.

C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.

D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

Câu 7: Ở thú, xét một cá thể đực có kiểu gen Aa, trong đó alen A và a đều có chiều dài bằng nhau và bằng 3060 A0. Alen A có 2250 liên kết hiđrô, alen a ít hơn alen A 8 liên kết hiđrô. Ba tế bào sinh tinh của cá thể này giảm phân bình thường tạo giao tử. Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình giảm phân nói trên là:

A. A = T = 6356; G = X = 6244. B. A = T = 2724; G = X = 2676.

C. A = T = 2724; G = X = 2776. D. A = T = 6244; G = X = 6356.

Câu 8: Một phân tử mARN của sinh vật nhân sơ có chiều dài 0,51µm, với tỉ lệ các loại nuclêôtit ađênin, guanin, xitôzin lần lượt là 10%, 20%, 20%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một phân tử ADN có chiều dài tương đương. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho quá trình tổng hợp trên là:

A. G = X = 450; A = T = 300. B. G = X = 600; A = T = 900.

C. G = X = 300; A = T = 450. D. G = X = 900; A = T = 600.

Câu 9: Ở một loài thực vật, khi đem lai giữa hai cây thuần chủng thân cao, hạt đỏ đậm với thân thấp, hạt trắng người ta thu được F1 toàn thân cao, hạt đỏ nhạt. Tiếp tục cho F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, thu được F2 phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, hạt đỏ đậm : 4 thân cao, hạt đỏ vừa : 5 thân cao, hạt đỏ nhạt : 2 thân cao, hạt hồng : 1 thân thấp, hạt đỏ nhạt : 2 thân thấp, hạt hồng : 1 thân thấp, hạt trắng. Biết rằng mọi diễn biến trong quá trình phát sinh noãn, hạt phấn là như nhau và không có đột biến xảy ra. Kết luận nào sau đây không chính xác?

A. Tính trạng màu sắc hạt do các gen không alen tương tác theo kiểu cộng gộp quy định.

B. Trong quá trình giảm phân của cây F1 xảy ra hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.

C. Cho cây có kiểu hình thân thấp, hạt hồng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau, ở thế hệ tiếp theo thu được cây có kiểu hình thân thấp, hạt trắng chiếm tỉ lệ 25%.

D. Cây có kiểu hình thân cao, hạt đỏ vừa ở F2 có 3 kiểu gen khác nhau.

Câu 10: Cho các thông tin sau:

(1) Cắt ADN của tế bào cho và mở plasmit bằng enzim đặc hiệu.

(2) Tách ADN ra khỏi tế bào cho và tách plasmit từ tế bào vi khuẩn.

(3) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.

(4) Nối đoạn ADN của tế bào cho vào plasmit.

(5) Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mong muốn.

Trình tự đúng trong kỹ thuật chuyển gen là

A. (1) → (2) → (4) → (3) → (5). B. (2) → (1) → (4) → (3) → (5).

C. (5) → (1) → (4) → (2) → (3). D. (2) → (4) → (1) → (3) → (5).

Câu 11: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do alen a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen A quy định tai nghe bình thường; bệnh mù màu do alen m nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định, alen M quy định nhìn màu bình thường. Một cặp vợ chồng có kiểu hình bình thường. Bên vợ có anh trai bị mù màu, em gái bị điếc bẩm sinh; bên chồng có mẹ bị điếc bẩm sinh. Những người còn lại trong hai gia đình trên đều có kiểu hình bình thường. Xác suất cặp vợ chồng trên sinh con đầu lòng là gái và không mắc cả hai bệnh trên là

A. 98%. B. 25%. C. 43,66%. D. 41,7%.

Câu 12: Một quần thể lưỡng bội ngẫu phối, xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, trong đó alen A quy định hạt đen, alen a1 quy định hạt vàng, alen a quy định hạt trắng. Các alen trội - lặn hoàn toàn theo thứ tự A > a1 > a. Một quần thể đang cânn bằng di truyền có 25% hạt trắng và 39% hạt vàng. Tần số alen A, a1 và a lần lượt là:

A. 0,3; 0,5; 0,2. B. 0,2; 0,5; 0,3. C. 0,2; 0,3; 0,5. D. 0,3; 0,2; 0,5.

Câu 13: Trong một lần sinh, một bà mẹ đã sinh hai đứa con: Một con trai bị hội chứng Claiphentơ (XXY) và một con gái bị hội chứng 3X (XXX). Biết ông bố và bà mẹ của hai đứa con trên có kiểu gen bình thường. Về lí thuyết, kết luận nào sau đây là không chính xác?

A. Hai đứa trẻ này là đồng sinh khác trứng.

B. Ở mẹ, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li ở lần giảm phân I, bố giảm phân bình thường.

C. Ở cả bố và mẹ, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li ở lần giảm phân I.

D. Ở mẹ, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li ở lần giảm phân II, bố giảm phân bình thường.

Câu 14: Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là

A. quan hệ hợp tác. B. quan hệ cộng sinh. C. quan hệ hội sinh. D. quan hệ kí sinh.

Câu 15: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa hồng, alen a1 quy định hoa trắng. Các alen trội lặn hoàn toàn theo thứ tự A > a > a1. Giả sử các cây 4n giảm phân tạo ra các giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Thực hiện phép lai giữa hai thể tứ bội P: Aaaa1 × Aaa1a1, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình thu được ở F1

A. 1 hoa đỏ : 2 hoa hồng : 1 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 1 hoa hồng.

C. 12 hoa đỏ : 3 hoa hồng : 1 hoa trắng. D. 7 hoa đỏ : 3 hoa hồng.

Câu 16: Ở một loài chim, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể giới tính, trong đó alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông xám. Người ta đem lai giữa con trống lông đen thuần chủng và con mái lông xám thu được F1, tiếp tục cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là:

A. 3 lông đen : 1 lông xám, trong đó lông xám toàn con cái.

B. 3 lông đen : 1 lông xám, trong đó lông xám toàn con đực.

C. 1 lông đen : 1 lông xám, trong đó lông xám toàn con cái.

D. 1 lông đen : 3 lông xám, trong đó lông đen toàn con đực.

Câu 17: Ở một loài chim, khi cho lai hai cá thể (P) thuần chủng lông dài, xoăn với lông ngắn, thẳng, thu được F1 toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 lai với chim mái chưa biết kiểu gen, F2 thu được như sau:

  • Chim mái: Thu được 4 kiểu hình, trong đó thống kê được đầy đủ 3 kiểu hình, gồm: 20 chim lông ngắn, thẳng : 5 chim lông dài, thẳng : 5 chim lông ngắn, xoăn.
  • Chim trống: 100% chim lông dài, xoăn.

Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và không có tổ hợp chết. Kiểu gen của chim mái lai với F1 và tần số hoán vị gen của chim trống F1 lần lượt là:

A. XABYab, 5%. B. AaXBY, 20%. C. XABY, 20%. D. XabY, 20%.

Câu 18: Cho các thông tin sau:

(1) Các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể.

(2) Mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể khác nhau.

(3) Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử.

(4) Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó.

(5) Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.

(6) Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử.

Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là:

A. 3, 4, 5. B. 1, 4, 6. C. 2, 3, 5. D. 3, 5, 6.

Câu 19: Phân tích vật chất di truyền của một loài sinh vật, thấy một phân tử axit nuclêic có số loại ađênin chiếm 23%, uraxin chiếm 26%, guanin chiếm 25%. Loại vật chất di truyền của loài này là

A. ARN mạch đơn. B. ADN mạch đơn. C. ADN mạch kép. D. ARN mạch kép.

Câu 20: Cho biết các quần thể giao phối có thành phần kiểu gen như sau:

Quần thể 1: 36%AA : 48%Aa : 16%aa.

Quần thể 2: 45%AA : 40%Aa : 15%aa.

Quần thể 3: 49%AA : 42%Aa : 9%aa.

Quần thể 4: 42,25%AA : 45,75%Aa : 12%aa.

Quần thể 5: 56,25%AA : 37,5%Aa : 6,25%aa.

Quần thể 6: 56%AA : 32%Aa : 12%aa.

Các quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là:

A. 3, 5, 6. B. 1, 3, 5. C. 1, 4, 6. D. 2, 4, 6.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

A

11

D

21

D

31

D

41

A

2

A

12

C

22

A

32

A

42

A

3

C

13

C

23

B

33

C

43

B

4

D

14

A

24

A

34

B

44

D

5

D

15

B

25

C

35

D

45

A

6

D

16

B

26

B

36

C

46

D

7

B

17

C

27

B

37

C

47

A

8

B

18

D

28

C

38

C

48

D

9

D

19

A

29

A

39

A

49

C

10

B

20

B

30

C

40

A

50

A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm