Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THCS&THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THCS&THPT Nguyễn Bình, Quảng Ninh là đề thi thử đại học năm 2015 môn Sinh. VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu tự ôn thi THPT Quốc gia cũng như ôn thi đại học, tự ôn luyện bằng nhiều đề thi thử từ các nguồn khác nhau.

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Sinh học trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT môn Sinh lần 1 năm 2015 trường THPT Nghĩa Hành, Quảng Ngãi

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THCS &THPT NGUYỄN BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)

Mã đề thi 121

ĐỀ GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH

Câu 1: Ở một loài thực vật, nếu có cả 2 gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình quả tròn, các kiểu gen khác sẽ cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ kết quả phân li kiểu hình ở đời con là:

A. 1 quả tròn: 3 quả dài. B. 1 quả tròn: 1 quả dài.

C. 100% quả tròn. D. 3 quả tròn: 1 quả dài.

Câu 2: Các nhân tố chủ yếu chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong thuyết tiến hoá nhỏ là:

A. Đột biến, giao phối và các cơ chế cách li.

B. Đột biến, giao phối và chọn lọc tư nhiên.

C. Đột biến, biến động di truyền và chọn lọc tự nhiên.

D. Quá trình giao phối, đột biến và biến động di truyền.

Câu 3: Đặc điểm của hệ động vật, thực vật ở đảo là bằng chứng cho sự tiến hoá dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên và nhân tố nào sau đây?

A. Cách li sinh sản. B. Cách li địa lí.

C. Cách li sinh thái. D. Cách li di truyền.

Câu 4: Cà chua 2n = 24 . Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể tam nhiểm khác nhau?

A. 24. B. 8. C. 12. D. 18.

Câu 5: Trong kỹ thuật cấy truyền phôi khâu nào sau đây không có?

A. Phối hợp hai hay nhiều phôi tạo thành thể khảm.

B. Làm biến đổi thành phần trong tế bào phôi khi mới phát triển theo hướng có lợi cho con người.

C. Tách phôi thành 2 hay nhiều phần, mỗi phần sau đó sẽ phát triển thành một phôi riêng biệt.

D. Tách nhân ra khỏi hợp tử, sau đó chia nhân thành nhiều phần nhỏ, rồi lại chuyển vào hợp tử.

Câu 6: Ở người bệnh máu khó đông do một gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, ông ngoại mắc bệnh. Xác định tỉ lệ sinh ra những đứa con khoẻ mạnh trong gia đình:

A. 0%. B. 25%. C. 50%. D. 100%.

Câu 7: Trong chọn giống người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm:

A. Tăng tỷ lệ dị hợp. B. Tạo dòng thuần.

C. Giảm tỷ lệ đồng hợp. D. Tăng biến dị tổ hợp

Câu 8: Một phụ nữ có nhóm máu AB kết hôn với người đàn ông có nhóm máu A (cha là nhóm máu O). Xác suất đứa đầu là con trai nhóm máu AB, đứa thứ hai là con gái nhóm máu B là:

A. 1/16. B. 1/32. C. 1/8. D. 3/64.

Câu 9: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi nhiều nhất trật tự sắp xếp các axít amin trong chuổi pôlypéptít (Trong trường hợp các gen không có đoạn Intron).

A. Thay thế một cặp nuclêôtit.

B. Mất ba cặp nuclêôtit ngay sau bộ ba mở đầu.

C. Mất 3 cặp nuclêôtit ở phía trước bộ ba kết thúc.

D. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ nhất (ngay sau bộ ba mở đầu).

Câu 10: Tác nhân hóa học nào dưới đây thường được sử dụng phổ biến trong thực tế để gây ra dạng đột biến đa bội?

A. Cônxixin. B. NMU. C. 5-brômourain. D. EMS.

Câu 11: Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là

A. Tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.

B. Làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể.

C. Làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng.

D. Thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lý gây đột biến.

Câu 12: Chuối rừng lưỡng bội, chuối nhà tam bội, một số chuối do gây đột biến nhân tạo có dạng tứ bội. Cây chuối nhà 2n, 4n sinh giao tử có khả năng sống và thụ tinh, cho biết gen A xác định thân cao; gen a: thân thấp. Trường hợp nào sau đây tạo ra 100% cây chuối 3n thân cao?

A. P. Aaaa (4n) x aa (2n). B. P. AAAA (4n) x aaaa (4n).

C. P. AAAA (4n) x aa (2n). D. P. AAA (3n) x AAA (3n)

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phân hóa ổ sinh thái của các loài là:

A. Sự phân tầng theo chiều thẳng đứng hay chiều ngang.

B. Sử dụng ánh sáng khác nhau của các loài.

C. Cạnh tranh sinh học khác loài.

D. Việc sử dụng nguồn thức ăn trong quần xã của các loài khác nhau.

Câu 14: Chọn trình tự thích hợp các nuclêôtít trên ARN được tổng hợp từ một gen có đoạn mạch bổ sung với mạch gốc là: AGXTTAGXA.

A. UXGAAUXGU. B. AGXUUAGXA. C. TXGAATXGT. D. AGXTTAGXA.

Câu 15: Khi nói về tiến hóa nhỏ, điều nào sau đây không đúng?

A. Diễn ra ở cấp độ quần thể , kết quả dẫn tới hình thành loài mới.

B. Diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, thời gian ngắn.

C. Diễn ra trong một thời gian dài , trên phạm vi rộng lớn.

D. Có thể nghiên cứu bằng các thực nghiệm khoa học.

Câu 16: Cho phép lai p :AB/ab x ab/ab, khoảng cách giữa các gen trên bản đồ gen là 0,4 đơn vị Moogan . Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trong kết quả lai là bao nhiêu?

A. 20%. B. 40%. C. 50%. D. 30%.

Câu 17: Ở người kiểu tóc do một gen gồm 2 alen ( A, a) nằm trên NST thường . Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng . Xác suất để họ sinh được hai người con nói trên là:

A. 3/64. B. 3/32. C. 3/16. D. 1/4.

Câu 18: Quá trình hình thành loài mới có thể diển ra tương đối nhanh trong trường hợp:

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí.

B. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau.

C. Hình thành loài bằng con đường sinh thái.

D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.

Câu 19: Theo Đacuyn, các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do:

A. Sinh vật vốn có khả năng thích nghi với sự biến đổi của ngoại cảnh.

B. Trên cơ sở biến dị, di truyền và chọn lọc, các dạng kém thích nghi bị đào thải,chỉ còn lại những dạng thích nghi.

C. Ngoại cảnh thay đổi một cách chậm chạp , sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời nên không bị đào thải.

D. Sự tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Câu 20: Các nhân tố đóng vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là:

A. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên. B. Quá trình đột biến và quá trình giao phối.

C. Quá trình đột biến và biến động di truyền. D. Quá trình đột biến và cơ chế cách li.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1

A

11

A

21

B

31

A

41

B

2

B

12

C

22

D

32

B

42

D

3

B

13

C

23

D

33

C

43

A

4

C

14

B

24

C

34

D

44

D

5

D

15

C

25

B

35

A

45

B

6

C

16

D

26

A

36

C

46

A

7

B

17

A

27

C

37

A

47

C

8

A

18

D

28

B

38

C

48

D

9

D

19

D

29

A

39

A

49

C

10

A

20

B

30

B

40

D

50

D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm