Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long là đề thi thử môn Sinh có đáp án được VnDoc.com giới thiệu tới các bạn, nhằm giúp các bạn tự luyện tập đề thi thử, ôn thi THPT Quốc gia 2015, luyện thi đại học môn Văn hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học lần 5 năm 2015 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc

Thi thử THPT Quốc gia tại TP. HCM: Đề thi, đáp án môn Sinh học năm 2015

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Sinh học trường THPT Nguyễn Khuyến, TP. Hồ Chí Minh

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH LONG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Mã đề: 247

ĐỀ THI THỬ
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét 5 gen, gen thứ nhất và gen thứ hai mỗi gen có 3 alen cùng nằm trên một NST thường; gen thứ ba có 4 alen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X; gen thứ tư và gen thứ năm mỗi gen có 2 alen cùng nằm trên đoạn tương đồng X, Y. Không có đột biến xảy ra, theo lý thuyết, có tối đa bao nhiêu kiểu giao phối xảy ra trong quần thể khi xét năm gen trên

A. 2177 . B. 195840. C.17625600. D. 97920 .

Câu 2: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử được tạo ra từ cơ thể này là

A. 2,5%. B. 5,0%. C. 10,0%. D. 7,5%.

Câu 3: Kết luận nào sau đây là không chính xác khi nói về hình tháp sinh thái?

A. Hình tháp được xây dựng trên cơ sở bậc dinh dưỡng của các loài trong chuỗi thức ăn.

B. Để xây dựng hình tháp sinh thái có thể căn cứ vào tổng số lượng cá thể hoặc tổng sản lượng hoặc năng lượng của mỗi bậc dinh dưỡng.

C. Các hình tháp sinh thái lúc nào cũng có dạng hình tháp chuẩn nhỏ dần từ đáy lên đỉnh.

D. Trong tháp sinh thái, tổng năng lượng của bậc dinh dưỡng cao luôn nhỏ hơn tổng năng lượng của bậc dinh dưỡng thấp.

Câu 4: Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

A. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu hồng.

B. Quần thể gồm tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.

C. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng.

D. Quần thể gồm các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.

Câu 5: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Dùng cônsixin xử lí các hạt của cây lưỡng bội (P), sau đó đem gieo các hạt này thu được các cây F1. Chọn ngẫu nhiên hai cây F1 cho giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 1190 cây quả đỏ và 108 cây quả vàng. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen của F2

A. 5AAA : 1AAa : 5Aaa : 1aaa. B. 1AAA : 5AAa : 5Aaa : 1aaa.

C. 5AAA : 1AAa : 1Aaa : 5aaa. D. 1AAA : 5AAa : 1Aaa : 5aaa.

Câu 6: Qua nghiên cứu người ta thấy rằng dạng ruồi có đột biến chống DDT phát triển mạnh trong môi trường có DDT, trong môi trường không có DDT thì chúng có sức sống kém hơn dạng bình thường. Từ kết quả này cho phép kết luận điều gì?

A. Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tuỳ thuộc vào tổ hợp gen.

B. Tần số đột biến cao hay thấp tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường.

C. Dạng ruồi bị đột biến có sức sống không ổn định.

D. Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tuỳ thuộc vào môi trường.

Câu 7: Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, khi cho lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDdEe x AaBBDdee thì tỉ lệ con sinh ra có kiểu gen gồm 3 alen trội là bao nhiêu?

A. 15/18. B. 15/64 C. 1/4. D. 15/32

Câu 8: Cho các dữ kiện sau:

I. Một đầm nước mới xây dựng.

II. Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần, các loài động vật chuyển vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều.

III. Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm.

IV. Đầm nước nong biến thành vùng đất trũng, cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm.

V. Hình thành cây bụi và cây gỗ.

Sơ đồ nào sau đây thể hiện quá trình diễn thế ở đầm nước nong?

A. I → III → II → IV → V. B. I → III → II → V → IV.

C. I → II → III → IV → V. D. I → II → III → V → IV.

Câu 9: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong một phép lai, người ta thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 5A-B- : 1aaB- : 4A-bb : 2aabb. Phép lai nào sau đây phù hợp với kết quả trên?

A. Ab//aB x Ab//ab . B. AB//ab x Ab//aB. C. AB//ab x Ab//ab. D. AaBb Aabb.

Câu 10: Cho giao phấn giữa cây hoa trắng và cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm toàn cây hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm ba kiểu hình: 1089 cây hoa trắng, 271 cây hoa đỏ, 89 cây hoa vàng. Cho các cây hoa trắng ở F2 giao phấn với nhau. Cho biết không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, xác suất xuất hiện cây hoa vàng ở F3

A.1/288. B. 1/256. C. 1/144. D. 1/36.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây về tác động của chọn lọc tự nhiên là không đúng?

A. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể kém thích nghi.

B. Chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản.

C. Chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể, làm phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

D. Chọn lọc tự nhiên thường hướng tới bảo tồn cá thể hơn là quần thể khi mà mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền.

Câu 12: Khi nói về mức phản ứng của một kiểu gen, kết luận nào sau đây là không đúng?

A. Trong cùng một kiểu gen, các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau.

B. Mức phản ứng phụ thuộc vào kiểu gen của cơ thể và môi trường sống.

C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp hơn tính trạng số lượng.

D. Mức phản ứng quy định giới hạn năng suất của giống vật nuôi và cây trồng.

Câu 13: Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Nếu đem các cây nảy mầm này ngẫu phối, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp ở đời con tính theo lý thuyết là

A. 13/25. B. 17/32. C. 15/64. D. 1/8.

Câu 14: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai.

B. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ.

C. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại.

D. Các con lai F1 có ưu thế lai cao sẽ luôn được giữ lại để làm giống.

Câu 15: Trong lưới thức ăn được mô tả ở hình bên, khi bậc dinh dưỡng đầu tiên bị nhiễm kim loại nặng thì con vật nào tích tụ hàm lượng lớn nhất?

A. Con mang số 1. B. Con mang số 4.

C. Con mang số 6. D. Con mang số 7.

Câu 16: Cho các phương pháp sau:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.

(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.

(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.

(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.

Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là

A. (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (2). D. (1), (4).

Câu 17: Ở ngô, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc hạt, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; R, r). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, R cho hạt có màu; các kiểu gen còn lại đều cho hạt không màu. Lấy phấn của cây mọc từ hạt có màu (P) thụ phấn cho 2 cây:

  • Cây thứ nhất có kiểu gen aabbRR thu được các cây lai có 50% số cây hạt có màu;
  • Cây thứ hai có kiểu gen aaBBrr thu được các cây lai có 25% số cây cho hạt có màu.

Kiểu gen của cây (P) là

A. AaBBRr. B. AABbRr. C. AaBbRr. D. AaBbRR.

Câu 18: Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không quá dài?

A. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.

B. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.

C. Do năng lượng mất quá lớn qua các bậc dinh dưỡng.

D. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 19: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?

A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Đột biến.

Câu 20: Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp ß-caroten trong hạt.

(2) Tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ.

(3) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

(4) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

(5) Tạo giống cừu sản sinh protein huyết thanh của người trong sữa.

(6) Tạo giống cây pomato mang đặc tính của khoai tây và cà chua.

(7) Tạo giống vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin của người.

Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng công nghệ gen?

A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học

1.C, 2.A, 3.C, 4.B, 5.D, 6.D, 7.B, 8.A, 9.C, 10.D

11.D, 12.B, 13.B, 14.C, 15.D, 16.D, 17.A, 18.C, 19.B, 20.B

21.C, 22.A, 23.D, 24.A, 25.C, 26.A, 27.A, 28.C, 29.A, 30.B

31.B, 32.D, 33.A, 34.D, 35.A, 36.C, 37.B, 38.B. 39.A, 40.D

41.D, 42.B, 43.C, 44.A, 45.A, 46.B, 47.D, 48.A, 49.A, 50.D

Đánh giá bài viết
2 1.574
Sắp xếp theo

Môn Sinh khối B

Xem thêm