Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 3 năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Tĩnh giúp các bạn ôn thi trắc nghiệm môn Vật lý hiệu quả, từ đó tự tin khi bước vào kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Đề thi có đáp án đi kèm, các bạn có thể tra cứu sau khi làm thử. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ TĨNH
TỔ VẬT LÝ

THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III
Môn: Vật lý, Khối A&A1.
Thời gian: 90 phút; Mã đề 132
Đề thi có 50 câu TNKQ / 05 trang

Câu 1: Chọn kết luận đúng về dao động tắt dần. Dao động tắt dần

A. luôn có hại. B. luôn có lợi.

C. có biên độ không đổi theo thời gian. D. có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của khối lượng ?

A. MeV/c2. B. u. C. MeV/c. D. kg.

Câu 3: Cho phản ứng hạt nhân sau: 21H + 21H → 32He + 10n + 3,25 MeV. Biết độ hụt khối của 21H là 0,0024 u. Lấy 1 u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết hạt nhân 32He là

A. 77,21 MeV. B. 1,22 MeV. C. 12,21 MeV. D. 7,72 MeV.

Câu 4: Một con lắc đơn có dây dài ℓ, dao động tại vị trí có gia tốc trọng trường g. Chu kì dao động nhỏ [sinα0 ≈ α0 (rad)] của con lắc này được tính theo biểu thức:

Câu 5: Hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng

A. quang điện ngoài. B. quang điện trong. C. quang dẫn. D. quang - phát quang.

Câu 6: Tập hợp nào sau đây gồm các tia (bức xạ) không bị lệch trong điện trường và từ trường ?

A. Tia γ và tia X. B. Tia α và tia β. C. Tia γ và tia β. D. Tia α, tia γ và tia X.

Câu 7: Chọn phát biểu sai khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng ?

A. Sự tán sắc là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.

B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có 1 màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.

C. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

D. Trong vùng ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng đỏ.

Câu 8: Sóng nào sau đây không có bản chất là sóng điện từ?

A. Sóng phát ra từ màn hình tivi, giúp mắt ta theo dõi được diễn biến của một bộ phim.

B. Sóng dùng trong chụp X quang, gây ra phản ứng hóa học trên tấm phim.

C. Sóng phát ra từ đài radio, làm cho tai ta nghe được chương trình dự báo thời tiết.

D. Sóng phát ra ở projecter (máy chiếu), giúp chúng ta đưa hình ảnh lên màn chiếu.

Câu 9: Cho mạch điện như hình vẽ, L là cuộn dây thuần cảm hệ số tự cảm L = 0,5/π (H). Đặt L vào hai đầu A, B điện áp uAB = 100cos(100π.t + π/2) V thì cường độ dòng điện chạy qua mạch theo chiều dương từ B đến A có biểu thức là:

A. i(B→A) = 2cos(100π.t) A. B. i(B→A) = 2cos(100π.t + π) A

C. i(B→A) = 2cos(100π.t + π) A. D. i(B→A) = 2cos(100π.t) A.

Câu 10: Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là

A. tăng hiệu điện thế trước khi truyền tải. B. giảm công suất truyền đi.

C. giảm tiết diện dây. D. tăng chiều dài đường dây.

Câu 11: Sóng điện từ có bước sóng bằng giá trị nào sau đây là bức xạ tia X ?

A. 5.10-4 m. B. 5.10-13 m. C. 5.10-7 m. D. 5.10-10 m.

Câu 12: Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu cuộn dây so với cường độ dòng điện trong mạch là π/6. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng 2 lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây. Hệ số công suất của mạch điện là:

A. cosφ = √2/2 B. cosφ =√3/2 C. cosφ = 0,5. D. cosφ = 0,7.

Câu 13: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(2πft) (U0 không đổi còn f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi f = f0 thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của f0 bằng

Câu 14: Sóng vô tuyến do đài VOV3 phát ra có tần số 102,7 MHz, khi truyền trong không khí có bước sóng là bao nhiêu? Lấy tốc độ truyền sóng điện từ trong không khí là c = 3.108 m/s.

A. 306 m. B. 3,06 m. C. 2,92 m. D. 292 m.

Câu 15: Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng vật lý của âm?

A. Cường độ âm. B. Độ cao của âm. C. Tần số âm. D. Mức cường độ âm.

Câu 16: Chọn câu sai: Điện trường xoáy

A. tồn tại xung quanh 1 nam châm dao động điều hòa.

B. do từ trường biến thiên sinh ra.

C. có các đường sức là những đường cong khép kín.

D. do điện trường biến thiên sinh ra.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

1 D; 2 C; 3 D; 4 B; 5 A; 6 A; 7 D; 8 C; 9 B; 10 A

11 D; 12 C; 13 C; 14 C; 15 B; 16 D; 17 C; 18 C; 19 B; 20 C

21 B; 22 A; 23 B; 24 A; 25 B; 26 B; 27 D; 28 A; 29 C; 30 D

31 A; 32 B; 33 C; 34 A; 35 D; 36 B; 37 A; 38 B; 39 D; 40 A

41 D; 42 C; 43 B; 44 C; 45 A; 46 A; 47 A; 48 D; 49 D; 50 A

Đánh giá bài viết
1 1.029
Sắp xếp theo

    Môn Lý khối A

    Xem thêm