Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch Sử tỉnh Thanh Hóa

VnDoc.com xin giới thiệu tới các bạn đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Lịch Sử tỉnh Thanh Hóa. Tài liệu này bao gồm đề thi thử Quốc gia 2015 môn Sử có đáp án kèm theo, giúp các bạn tự ôn tập kiến thức môn Sử nhằm chuẩn bị tốt cho các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Ngữ Văn tỉnh Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2015 môn Địa lý tỉnh Thanh Hóa

Đề thi thử Quốc gia môn Lịch Sử

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HÓA

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (3.0 điểm)

Điều kiện thành lập, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc (UN). Trong quá trình hoạt động, Liên hợp quốc còn tồn tại những hạn chế gì? Liên hợp quốc cần phải làm gì để khắc phục những hạn chế đó?

Câu 2: (2.0 điểm)

Chủ trương chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương thời kỳ (1936-1939) có gì khác so với thời kỳ (1939- 1945)? Vì sao?

Câu 3: (2.0 điểm)

Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?

Câu 4: (3.0 điểm)

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, sự kiện nào chứng tỏ chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị phá sản hoàn toàn ? Vì sao?

Đáp án đề thi thử Quốc gia môn Lịch Sử

Câu 1: (3.0 điểm)

Điều kiện thành lập, nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc (UN)...

a/ Điều kiện thành lập (0.5 điểm)

  • Tháng 2/1945, ba nước Liên Xô, Mỹ và Anh họp Hội nghị tại Ianta (Liên Xô) quyết định thành lập tổ chức quốc tế mới…
  • Từ tháng 4- 6/1945, Hội nghị 50 nước tại Xanfrancixco (Mỹ) nhất trí thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc chính thức thành lập…

b/ Nguyên tắc hoạt động (1.5 điểm)

  • Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
  • Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
  • Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
  • Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
  • Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc.

c/ Hạn chế và biện pháp khắc phục (1.0 điểm)

  • Nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế chưa được giải quyết như vấn đề tôn giáo, lãnh thổ, biên giới, biển đảo, chủ nghĩa khủng bố…
  • Chưa thực sự dân chủ trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng của thế giới. Các cường quốc, đặc biệt là Mỹ vẫn tìm mọi cách thao túng Liên hợp quốc…
  • Để khắc phục hạn chế trên, Liên hợp quốc cần cải tổ bộ máy theo hướng dân chủ hơn…và việc giải quyết các vấn đề của thế giới phải dựa trên lợi ích của tất cả các quốc gia, dân tộc…

Câu 2: (2.0 điểm)

Chủ trương chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương thời kỳ (1936-1939) có gì khác so với thời kỳ (1939- 1945)…

a/ Sự khác nhau về chủ trương chiến lược cách mạng (1.0 điểm)

  • Chủ trương của Đảng thời kỳ 1936-1939: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn thực dân phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ và cải thiện đời sống…
  • Chủ trương của Đảng thời kỳ 1939-1945: Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, tất cả các nhiệm vụ khác của cách mạng kể cả vấn đề ruộng đất cũng phải nhằm vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc để giải quyết...

b/ Vì sao có sự khác nhau (1.0 điểm)

(Thí sinh nêu khái quát hoàn cảnh lịch sử của 2 thời kỳ (1936-1939) và (1939- 1945) để chứng tỏ sự thay đổi chủ trương chiến lược cách mạng của Đảng là đúng đắn)

Câu 3: (2.0 điểm)

Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)?

a/ Nguyên nhân thắng lợi (1.0 điểm)

  • Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo….
  • Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc…
  • Nhờ có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được cũng cố và mở rộng, lực lượng vũ trang ba thứ quân không ngừng lớn mạnh, có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
  • Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Trung Quốc, Liên Xô, nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Pháp.

b/. Ý nghĩa lịch sử (1.0 điểm)

  • Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
  • Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng; cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ-Latinh…

Câu 4: (3.0 điểm)

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, sự kiện nào chứng tỏ chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ bị phá sản hoàn toàn…

a/ Sự kiện (0.5 điểm)

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

b/ Vì sao (2.5 điểm)

  • Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ tiến hành ở Việt Nam từ năm 1969.. Sau khi ta giành được thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược Xuân hè 1972 ở miền Nam, đặc biệt là trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối 1972, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Pa ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam…
  • Mặc dù phải chấm dứt chiến tranh, rút quân đội về nước, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, tăng cường viện trợ quân sự, tài chính để chính quyền Sài gòn tự đứng vững và điều hành chiến tranh…
  • Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu thực hiện cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” nhằm xóa “thế da báo”, mở rộng vùng kiểm soát của chúng, làm cho ta bị mất đất, mất dân…
  • Trước tình hình đó, Trung ương Đảng xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam vẫn là là con đường bạo lực cách mạng…
  • Cuối năm 1974 đầu 1975, căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường có lợi cho ta, Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng đề ra Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam… Kế hoạch đó được thực hiện bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc…
Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lịch Sử khối C

    Xem thêm