Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh là tài liệu tham khảo dành cho các bạn học sinh lớp 12, các bạn thí sinh tự do thử sức trước kì thi THPT Quốc gia 2016, nhằm ôn thi tốt nghiệp môn Địa, ôn thi đại học khối C. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong các kì thi quan trọng sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Lần 1)

TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016

MÔN: ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu I. (2,0 điểm)

  1. Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta.
  2. Phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình Đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Câu II. (3,0 điểm)

  1. Trình bày điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản ở nước ta? Tại sao cần phải đẩy mạnh việc đánh bắt thủy sản xa bờ?
  2. So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền với nền nông nghiệp hàng hóa. Vì sao kinh tế trang trại phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?

Câu III. (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

  1. Kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta.
  2. Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Tại sao ở nước ta có thể trồng được các cây cận nhiệt và ôn đới?

Câu IV. (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn (Đơn vị: Nghìn người)

Năm

Tổng số

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị

Nông thôn

1990

66016.7

12880.3

53136.4

1995

71995.5

14938.1

57057.4

2000

77630.9

18725.4

58905.5

2005

82392.1

22332.0

60060.1

2013

89708.9

28874.9

60834.0

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014)

  1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị nông thôn giai đoạn 1990 – 2013.
  2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo thành thị, nông thôn nước ta giai đoạn 1990 – 2013.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Câu I. (2,0 điểm)

1. Trình bày ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta.

  • Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào
  • Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè.
  • Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều.
  • Hàng năm nước ta chịu ảnh hưởng của Bão từ Biển Đông.

2. Phân tích ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta

  • Thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH
  • Đóng góp phần lớn vào các chỉ số phát triển KT- XH quốc gia (dẫn chứng)
  • Thị trường có sức mua lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.
  • Có cơ sở VCKT, hạ tầng hiện đại, sức hút vốn đầu tư nước ngoài lớn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời tạo động lực cho sự phát triển KT-XH quốc gia.

Câu II. (3,0 điểm)

1. Trình bày điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta. Tại sao cần phải đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ?

a. Trình bày điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản nước ta.

  • Thuận lợi:
    • Nước ta có đường bờ biển dài, có 4 ngư trường lớn (Dẫn chứng)
    • Vùng biển rộng,nguồn lợi hải sản rất phong phú (Dẫn chứng)
    • Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, ao hồ sông suối, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản; nhiều đảo gần bờ rất giàu có các loài đặc sản (Dẫn chứng)
  • Khó khăn
    • Thiên tai, bão (9-10 cơn), gió mùa Đông Bắc thường xuyên xảy ra (30-35 đợt), môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm.

b. Tại sao cần phải đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ?

  • Mang lại hiệu quả cao về KT-XH, bảo vệ tài nguyên sinh vật ven bờ
  • Khẳng định chủ quyền và góp phần bảo vệ biển đảo nước ta

2. So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền với nền nông nghiệp hàng hóa? Vì sao kinh tế trang trại phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?

  • So sánh sự khác nhau giữa nền nông nghiệp cổ truyền với nền nông nghiệp hàng hóa
    • Nền nông nghiệp cổ truyền
      • Sản xuất tự cấp tự túc, người sản xuất quan tâm đến số lượng.
      • Quy mô nhỏ, sản xuất nhỏ, manh mún, đa canh.
      • Công cụ thủ công, năng suất lao động thấp, phân bố ở những vùng có điều kiện sản xuất khó khăn.
    • Nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
      • Người sản xuất quan tâm tới thị trường và lợi nhuận.
      • Quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc hiện đại.
      • Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa. Liên kết công nông nghiệp, phân bố ở những vùng có điều kiện thuận lợi.
  • Vì sao kinh tế trang trại phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long?
    • ĐB rộng lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi (Đất, nước, khí hậu... diễn giải)
    • Truyền thống sản xuất chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu.

Câu III. (2,0 điểm)

1. Kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta.

Trung du và miền núi Bắc Bộ; ĐBSH; BTB, NTB, Tây Nguyên, ĐNB, ĐBSCL.

(Kể tên đầy đủ các vùng cho 1,0 điểm; kể được 3 – 5 vùng đạt 0,5 điểm)

2. Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Tại sao ở nước ta có thể trồng được các cây cận nhiệt và ôn đới?

  • Phân tích điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
    • Thế mạnh:
      • Địa hình, đất (Diễn giải)
      • Khí hậu, nguồn nước (Diễn giải)
    • Hạn chế
      • Mùa khô kéo dài; địa hình đồi núi cắt xẻ khá mạnh...
  • Tại sao ở nước ta có thể trồng được các cây cận nhiệt và ôn đới?
    • Nước ta có một mùa đông lạnh (ở miền Bắc), một số nơi có địa hình cao ...

Câu IV. (3,0 điểm)

1. Xử lý số liệu

Bảng: Cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn nước ta giai đoạn 1990 – 2013 (%)

Năm

Thành thị

Nông thôn

1990

19,5

80,5

1995

20,7

79,3

2000

24,1

75,9

2005

27,1

72,9

2013

32,2

67,8

Vẽ biểu đồ

  • Yêu cầu:
    • Vẽ đúng biểu đồ miền
    • Chia đúng tỉ lệ khoảng cách năm
    • Có bảng chú giải và tên biểu đồ.

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 1990 - 2013

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Địa lý

2. Nhận xét và giải thích.

a) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu

  • Tỷ lệ dân thành thị giai đoạn 1990 – 2013 tăng, nhưng còn chậm (dẫn chứng);
  • Tỷ lệ dân nông thôn giảm, nhưng vẫn chiếm đa số (dẫn chứng);

b) Giải thích:

Do tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở nước ta diễn ra chậm, trình độ thấp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm