Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Lần 1) gồm 4 câu hỏi có đáp án đi kèm, giúp các bạn thí sinh có ý định thi Đại học khối C có thể ôn tập và củng cố kiến thức, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.

Tuyển tập 10 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT

LƯƠNG NGỌC QUYẾN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I, NĂM 2016

Môn: Địa lý

Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu I (2 điểm)

1. Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta. Cho biết tác động của gió mùa mùa hạ tới khí hậu ở nước ta.

2. Chứng minh rằng cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch. Giải thích tại sao có sự chuyển dịch đó?

Câu II (3 điểm)

1. Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

2. Phân tích những thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

Câu III (2 điểm)

Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

1. Kể tên các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ 40 nghìn tỉ đồng trở lên.

2. Giải thích vì sao Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.

Câu IV (3 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO
KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm2000 20052010
Nông – Lâm – Ngư nghiệp108 356176 402407 674
Công nghiệp – Xây dựng162 220348 519824 904
Dịch vụ171 070389 080925 277
Tổng số441 646914 0012 157 828

(Nguồn: Niên giám thống kê 2010)

a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 – 2010.

b. Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000 - 2010.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Câu I.

1. * Hoạt động của gió mùa mùa hạ

  • Nguồn gốc: Áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam, áp cao bắc AĐD. Hướng: tây nam, đông nam. Tính chất: nóng ẩm
  • Thời gian hoạt động: tháng V đến tháng X. Phạm vi hoạt động: cả nước.

* Tác động

  • Đầu mùa: gây mưa cho Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ, khô nóng cho Duyên hải miền Trung
  • Giữa và cuối mùa: gây mưa cho cả nước

2. Chứng minh rằng cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch.

  • Cơ cấu lao động theo ngành có chuyển biến hướng tích cực:
    • Tỉ lệ lao động ngành Nông - lâm - thủy sản lớn nhất và có xu hướng giảm (dẫn chứng).
    • Tỉ lệ lao động ngành Công nghiệp –xây dựng (dẫn chứng)
    • Tỉ lệ lao động ngành Dịch vụ có xu hướng tăng (dẫn chứng)
  • Cơ cấu lao động theo ngành có chuyển dịch nhưng còn chậm: tỉ lệ lao động trong ngành Nông - lâm - thủy sản còn rất lớn

Câu II.

1. Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

  • Ngành có thế mạnh lâu dài dựa trên:
    • Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản
    • Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.
    • Nguồn lao động dồi dào giá rẻ, các yếu tố về cơ sở vật chất cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện.
  • Ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế – xã hội.
    • Hiệu quả kinh tế: giá trị sản xuất của ngành(dẫn chứng), tỉ trọng đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp(dẫn chứng), giá trị xuất khẩu mang lại.
    • Hiêu quả về xã hội: giải quyết việc làm cho dân số đông, nâng cao mức sống người dân, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác...
  • Ngành có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, thương mại...)

2. Những thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên

  • Thuận lợi về điều kiện tự nhiên
    • Đất đỏ bazan mầu mỡ, có tầng phong hóa dầy, tập trung thành các cao nguyên rộng, khá bằng phẳng thuận lợi hình hành vùng chuyên canh có quy mô lớn
    • Khí hậu cận xích đạo phân hóa theo mùa, phân hóa theo độ cao địa hình...tạo điều kiện để đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm.
    • Nguồn nước dồi dào, cả nước mặt và nước ngầm.
  • Thuận lợi về điều kiện kinh tế xã hội
    • Dân cư lao động có kinh nghiệm trong trồng và chế biến cây công nghiệp.
    • Thị trường tiêu thụ rộng cả thị trường trong nước, thị trường quốc tế.
    • Ngoài ra có các yếu tố khác như chính sách của nhà nước, các dự án quốc tế, CSVCKT, công nghiệp chế biến được nâng cao...

Câu III.

1. Kể tên các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất từ 40 nghìn tỉ đồng trở lên:

Hà Nội , Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu.

(Nếu kể được 1 trung tâm cho 0,25, từ 2 - 3 trung tâm cho 0,5, từ 4 - 5 trung tâm cho 0,75)

2. Giải thích vì sao Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

  • Có vị trí địa lí thuận lợi. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  • Có nguồn lao động dồi dào, có kĩ thuật, tiếp cận sớm với nền kinh tế thị trường, thị trường rộng lớn.
  • Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất cả nước.
  • Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn.Có trình độ phát triển kinh tế cao.

(Mỗi ý cần được diễn giải cụ thể mới cho điểm tối đa, nếu chỉ nêu thì cho 1/2 số điểm)

Câu IV.

1. Vẽ biểu đồ

  • Xử lí số liệu:

CƠ CẤU TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ
PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2010

Đơn vị: %

Năm200020052010
Nông – lâm – ngư nghiệp24,519,319,0
Công nghiệp – xây dựng36,738,138,2
Dịch vụ38,842,642,8
Tổng số100,0100,0100,0
  • Vẽ biểu đồ:

Yêu cầu: Vẽ chính xác biểu đồ miền, đẹp, đảm bảo khoảng cách năm đúng tỉ lệ, có chú giải, ghi số liệu và tên biểu đồ.

(Thiếu hoặc sai 1 nội dung trừ 0,25đ)

2. Nhận xét

* Nhận xét:

  • Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2010 có sự chuyển
    • Tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm (dẫn chứng)
    • Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng (dẫn chứng)
    • Tỉ trọng dịch vụ tăng (dẫn chứng)
  • Tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp vẫn còn lớn so với thế giới

* Giải thích:

  • Đây là sự chuyển dịch tích cực phù hợp với xu thế chung của khu vực và thế giới của các nước đang phát triển
  • Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đánh giá bài viết
1 488
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 12

    Xem thêm