Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) được VnDoc.com giới thiệu tới các bạn, nhằm giúp các bạn thử sức trước kì thi Quốc gia 2016 và ôn luyện thi THPT qua các đề mẫu của các trường. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi tới.

Tuyển tập 10 đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 3)

SỞ GD – ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐH LẦN 2 NĂM HỌC 2015-2016

Môn: Địa lý 12 - Khối C

Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1 (2,5 điểm):

  1. Hoạt động của bão và ngập lụt ở Việt Nam? Hậu quả và biện pháp phòng chống?
  2. Dân số Việt Nam có những đặc điểm gì? Ảnh hưởng của những đặc điểm trên đối với quá trình phát triển KT - XH?
  3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Câu 2 (3,0 điểm).

  1. Thực trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta. Chứng minh nước ta đã và đang phát huy có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
  2. Chứng minh hoạt động công nghiệp ở Việt Nam có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của thực trạng trên?
  3. Vì sao diện tích cây công nghiệp tăng trong những năm gần đây?

Câu 3 (1,5 điểm)

  1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Đồng bằng sông Cửu Long.
  2. Trình bày về vai trò, tình hình phát triển, cơ cấu và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta.

Câu 4 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam (đơn vị: triệu USD)

Năm

1999

2003

2005

2007

2010

Xuất khẩu

11541,4

20149.3

32447,1

48561,4

72236,4

Nhập khẩu

11742,1

25255,8

36761,1

62764,7

84838,6

a. Tính tổng giá trị xuất – nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam.

b. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta qua các năm.

c. Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Câu 1 (2,5 điểm):

1. Hoạt động của bão và ngập lụt ở Việt Nam? Hậu quả và biện pháp phòng chống?

  • Bão
  • Ngập lụt

2. Dân số Việt Nam có những đặc điểm gì? Ảnh hưởng của những đặc điểm trên đối với quá trình phát triển KT - XH?

  • Dân số đông, nhiều thành phần dân tộc.
  • Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

3. Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội.

  • Tích cực
  • Hạn chế

Câu 2 (3,0 điểm).

1. Thực trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở nước ta. Chứng minh nước ta đã và đang phát huy có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

  • Thành tựu
  • Khó khăn.
  • Phát huy thế mạnh

2. Chứng minh hoạt động công nghiệp ở Việt Nam có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Nguyên nhân của thực trạng trên?

  • Phân hóa lãnh thổ công nghiệp.
  • Nguyên nhân.

3. Vì sao diện tích cây công nghiệp tăng trong những năm gần đây?

Câu 3 (1,5 điểm)

1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Trình bày về vai trò, tình hình phát triển, cơ cấu và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta.

  • Vai trò.
    • Rất quan trọng: chiếm 23,7% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2007.
    • Vai trò đang có xu hướng giảm: từ 24,9% xuống 23,7%.
  • Tình hình phát triển.
    • Giá trị sản xuất tăng từ 49,4 lên 135,2 nghìn tỉ đồng.
    • Tăng được...tăng gấp....tăng trung bình...
  • Về cơ cấu; gồm 6 phân ngành: dẫn chứng.
  • Phân bố:
    • Gần nguồn nguyên liệu (dẫn chứng).
    • Gần thị trường tiêu thụ (dẫn chứng).

Câu 4 (3,0 điểm).

1. Lập bảng tính tổng XNK, cán cân XNK

2. Vẽ biểu đồ

  • Thể loại: Biểu đồ miền
  • Đơn vị: %
  • Yêu cầu:
    • Vẽ chính xác, khoa học.
    • Có tên biểu đồ, bảng chú giải.

3. Nhận xét.

  • Tổng giá trị.
  • Giá trị xuất khẩu
  • Giá trị nhập khẩu
  • Cán cân xuất nhập khẩu
Đánh giá bài viết
1 386
Sắp xếp theo

    Môn Địa lý khối C

    Xem thêm