Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) là đề thi thử đại học môn Văn có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh thử sức trước kì thi Quốc gia, kì thi đại học năm 2016. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Thái Nguyên năm 2015 (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2016 trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh (Lần 2)

TRƯỜNG THPT YÊN THẾ

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 2 NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: NGỮ VĂN 12

Thời gian làm bài: 180 phút

I- Phần 1 – Đọc hiểu (3 điểm):

Câu 1 (2 điểm):

Ngày 1-1947 – Trong khi đợi anh em công nhân thu xếp cơ quan in, Khang và tôi in đã. Nhưng mới làm việc được độ một tuần thì Tư lại lên, bàn nên thiên lại chỗ nhà đồng chí Chẩn, liên lạc ở dưới tiện hơn.

Lại chuyển vận gạo, muối, vải, đá luôn hai ngày. Mình khuân vác đã khá khoẻ rồi. Đi núi, cũng nhanh hơn, đỡ mệt hơn. Đường đi đến nhà đồng chí Chẩn, bấy giờ mình thấy thường rồi. Nhưng đường lên cơ thì thật là cơ cực. Hoàn toàn không có đường đi. Dốc chết người. Nhiều chỗ phải bám lấy cây, đánh đu lên. Thế mà mình vẫn đeo nửa bị dó gạo, cố đi cho bằng được. Đi ba, bốn chuyến liền, mỗi chuyến vừa lên vừa xuống đến một giờ. Lúc này mình mới biết được sức của mình. Thì ra mình cũng khoẻ chẳng kém gì ai. Thường thường, người ta chưa bao giờ dùng đến tất cả sức lực của mình. Một phần khả năng của người ta vẫn bỏ phí hoài, đến nỗi ta không biết rằng ta có nó. Tôi thấy rằng sau kháng chiến, nếu tôi thích đi cày, đi cuốc hơn cầm bút, tôi có thể đi cày, đi cuốc được. Cực nhọc không đáng sợ.

Anh bạn hỡi ! Hôm đi Phú Thọ, mới phải ngồi thuyền chật, anh đã cằn nhằn suốt cuộc hành trình. Anh thật là thảm hại !

Thiên ơi ! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện cho con chóng hơn cha luyện. Con sẽ không chế. Con sẽ thành cứng rắn.

(Nhật ký Ở rừng, Nam Cao).

Đọc đoạn văn trên và thực hiện những yêu cầu sau:

  1. Đoạn trích được viết bằng thể nhật ký. Để viết thành công thể văn này, nhà văn Nam Cao đã dùng phương thức biểu đạt nào là chủ đạo? Tại sao ? (0.5 điểm).
  2. Chỉ ra phương thức liên kết chính của đoạn trích. (0.5 điểm).
  3. Tư tưởng mà người cha nói với con ở cuối đoạn trích: Thiên ơi ! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện cho con chóng hơn cha luyện. Con sẽ không chết. Con sẽ thành cứng rắn đem đến cho anh (chị) nhận thức gì ? (Viết đoạn văn khoảng 20 dòng giấy thi) (1 điểm).

II – Phần làm văn (7 điểm).

Câu 1 (3 điểm):

Suy nghĩ của anh/ chị về bài học được rút ra từ câu chuyện sau:

TRƯỚC KIA VÀ BÂY GIỜ

Một lần đi thăm thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên đã nói:

- Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ kĩ của một thế giới lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến, thế hệ các thầy đâu có máy tính, không có Internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại như bây giờ...

Người thầy giáo trả lời:

- Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng.

Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp TP.HCM).

Câu 2 (5 điểm):

Cảm nhận về nhân vật trữ tình Em trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn

I- Phần 1 – Đọc hiểu (3 điểm):

Câu 1 (2 điểm):

Học sinh cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  1. Phương thức biểu đạt chủ đạo mà nhà văn Nam Cao sử dụng là phương thức tự sự. Đặc trưng của thể nhật kí là kể lại các sự việc diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nào đó. Nhà văn Nam Cao sử dụng phương thức tự sự để đáp ứng yêu cầu trên của thể loại.
  2. Phương thức liên kết chính của đoạn trích là phương thức nối. Nhà văn sử dụng những từ nối như sau: nhưng, lại, cũng, thế mà (cụ thể học sinh đọc vào đoạn trích).
  3. Tư tưởng mà người cha nói với con ở cuối đoạn trích: Thiên ơi ! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện cho con chóng hơn cha luyện. Con sẽ không chết. Con sẽ thành cứng rắn thể hiện triết lí sống về sự rèn luyện con người qua thử thách cuộc đời là điều cần thiết đối với mỗi con người. Cuộc sống với những gian nan thử thách mà nó đặt ra sẽ rèn luyện con người trở nên cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn. Người cha nói với con câu triết lí này không chỉ nhấn mạnh vai trò của việc trải nghiệm trong cuộc đời, trong câu nói đó người đọc nhận thấy vẻ đẹp của tình cha đối với con, một người cha đầy trải nghiệm cuộc sống.

(Lưu ý về kĩ năng viết đoạn văn: Học sinh cần xây dựng đoạn văn theo một phương thức nhất định, không viết lan man, dài dòng mà không theo phương thức xây dựng đoạn văn nhất định nào).

II – Phần làm văn:

Câu 1 (3 điểm):

* Yêu cầu chung: Thí sinh kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Bài viết có bố cục rõ ràng; văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

  • Đảm bảo cấu trúc một bài nghị luận (0,5 điểm).
  • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm).
  • Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo một trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng được các thao tác lập luận giải thích, bình luận, chứng minh; dẫn chứng phù hợp, cụ thể (2,0 điểm).

* Bài viết cần đảm bảo các ý sau:

  • Giải thích nêu ý nghĩa câu chuyện: Trước kia và bây giờ đã nêu lên một bài học, cũng là đạo lý sống của mỗi con người: phải biết ơn, trân trọng những người đi trước, bởi chính họ, cho dù có những điều không theo kịp thời đại nhưng đã góp phần quan trọng làm nên cuộc sống hiện tại.
  • Phân tích, lý giải: Những người đi trước là những người đặt nền móng mở đường cho các thế hệ sau bước tiếp phát triển (dẫn chứng); thế hệ đi trước là những người hướng dẫn và truyền dạy hướng dẫn kiến thức và kĩ năng cho các thế hệ sau (dẫn chứng); biết ơn trân trọng những người đi trước con người mới có thể sống vững vàng, tự tin trong cuộc đời; để xứng đáng với những thành quả của người đi trước thế hệ hôm nay phải thể hiện sự biết ơn trân trọng đối với những gì mà họ đang thừa hưởng và cả những gì mà họ đã làm ra (dẫn chứng).
  • Phê phán: Hiện nay có không ít kẻ chỉ biết hưởng lợi cá nhân mà quên mất đi công sức của người khác. Khoảng cách giữa các thế hệ là một câu chuyện muôn thuở đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn.
  • Liên hệ bản thân: Người viết trực tiếp nói lên suy nghĩ và cảm xúc của mình: đã biết trân trọng những người đi trước hay chưa? Từ đó có một lối sống phù hợp.

Câu 2 (5 điểm):

* Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận về hình tượng nhân vật trữ tình. Bài viết có bố cục rõ ràng; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể:

  • Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận (0,5 điểm).
  • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm).
  • Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo một trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng được các thao tác lập luận giải thích, bình luận, chứng minh; dẫn chứng phù hợp, cụ thể, khai thác nội dung từ các yếu tố nghệ thuật (4,0 điểm).

* Bài viết cần đảm bảo các ý sau:

  • Giới thiệu: Về tác giả Xuân Quỳnh, về bài thơ "Sóng" và nêu vấn đề nghị luận.
  • Phân tích nhân vật trữ tình Em:
    • Sóng và Em song hành với nhau trong suốt chiều dài bài thơ cùng thể hiện những trạng thái cảm xúc, những khao khát mãnh liệt trong tâm hồn em.
    • Em băn khoăn thức nhận về tâm hồn mình và về khát vọng tình yêu của mình
    • Em trăn trở cắt nghĩa, lý giải về tình yêu của mình.
    • Em giãi bày nỗi nhớ tha thiết trong tình yêu.
    • Tình yêu của em gắn liền với sự thuỷ chung và niềm tin tưởng.
    • Tình yêu của em mang đầy suy tư trăn trở và khát vọng về một tình yêu vĩnh hằng.
  • Đánh giá: Qua những suy tư trăn trở của nhân vật trữ tình trong tác phẩm ta cảm nhận được một tâm hồn chân thành, da diết, cháy bỏng cùng với một khát vọng tình yêu vĩnh cửu của người phụ nữ Á Đông; Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu vừa hiện đại, vừa truyền thống.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Văn khối D

    Xem thêm