Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Thái Nguyên năm 2015 (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn có đáp án

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Thái Nguyên năm 2015 (Lần 3) gồm 2 phần Đọc - Hiểu và Làm văn có đáp án tham khảo đi kèm, là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016 sắp tới, mời các bạn tham khảo.

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Lào Cai

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Ngữ văn trường THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

THÁI NGUYÊN

ĐỀ THI THỬ - KỲ THI THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

(Đề thi gồm 2 trang)

Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm):

a) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4

"Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pê-ri-ê (Pérrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương"

(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 116)

Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Vì sao? (0,5 điểm)

Câu 3. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích (0,25 điểm)

Câu 4. Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì? Hãy chỉ ra giá trị thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay (0,5 điểm)

b) Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4

Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên

Biển ồn ào, em lại dịu êm
Êm vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên

(Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên (0,25 điểm)

Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ: "Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía - Biển một bên và em một bên". (0,5 điểm)

Câu 3. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai? (0,25 điểm)

Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

"Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình" (Lev Tolstoi)

Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2. (4,0 điểm)

Cùng yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời nhưng nếu ở bà cụ Tứ (Vợ nhặt - Kim Lân) là sự vị tha, bao dung, lạc quan thì ở người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục.

Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

Phần I.a

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận bình luận.

Đoạn trích đưa ra ý kiến đánh giá, bàn luận về một vấn đề: chỉ ra vấn đề đúng/sai, tốt/xấu và mang tính đối thoại.

Câu 3. Câu văn khái quát chủ đề của đoạn trích: Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn diễn tả ý tưởng mạch lạc bằng tiếng nước mình.

Câu 4. Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng học đòi Tây hóa của một bộ phận tri thức, quan lại ở Việt Nam (trong những năm đầu của thế kỉ XX - 1925).

Tính thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay:

Biết tiếng nước ngoài, học tiếng nước ngoài là một yêu cầu trong quá trình hội nhập nhưng phải song song với việc trau dồi tiếng mẹ đẻ.

Tránh sử dụng ngôn ngữ lai căng, pha tạp để bảo vệ tiếng mẹ đẻ.

Phần I.b

1. Phương thức biểu đạt chính đoạn thơ: phương thức biểu cảm.

2. Hai biện pháp tu từ: so sánh (Anh như con tàu), đối (biển một bên - em một bên).

3. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ: người lính biển

4. Đoạn thơ nói về cuộc chia tay giữa một người lính biển và người con gái anh yêu. Từ đó, bộc lộ tình yêu lứa đôi lồng trong tình yêu Tổ quốc.

Phần II.

Câu 1.

a. Giải thích

  • Thay đổi thế giới: thay đổi trật tự thế giới cũ để xác lập một trật tự thế giới hay nói cách khác, thay hệ giá trị cũ bằng hệ giá trị mới, thay đổi để phát triển.
  • Thay đổi chính mình: thay đổi những thói quen, suy nghĩ, tính cách đã ăn sâu vào gốc rễ của chính mình.
  • Nhiều người muốn thay đổi, cải biến thế giới khách quan nhưng lại thường bỏ quên yếu tố chủ quan. Đó chính là một trong những sai lầm lớn của con người. Câu nói của Lev Tolstoi đưa ra lời khuyên cho mỗi người: Muốn thay đổi thế giới trước hết phải thay đổi chính bản thân mình.

b. Bàn luận

Người người đều muốn thay đổi thế giới:

  • Khát vọng thay đổi thế giới: ước muốn tích cực, tốt đẹp, cần được khích lệ (dẫn chứng làm sáng tỏ)
  • Nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình:
  • Con người không muốn thay đổi bản thân vì không muốn thừa nhận những thiếu sót, những điểm yếu, phủ định giá trị của bản thân.
  • Dù không muốn nhưng con người nhất thiết phải tự soi chiếu, tự nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế để phản tỉnh, hoàn thiện chính mình.
  • Điều quan trọng nhất trong quá trình thay đổi bản thân chính là thay đổi thế giới quan. Nếu chọn cho mình một thế giới quan rộng mở, tiến bộ, biện chứng, con người có thể đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi, "đời thay đổi khi chúng ta thay đổi:.

(dẫn chứng làm sáng tỏ)

c. Mở rộng, nâng cao vấn đề

  • Nhiều người không phê phán, thay đổi bản thân từ đó kéo lùi sự phát triển của lịch sử, xã hội.
  • Cần phải luôn có ý thức phản tỉnh để có thể hoàn thiện chính bản thân mình.
  • Mỗi người tự nhận thức và hoàn thiện chính mình, tự thực hiện những cuộc cách mạng cá nhân thì cả thế giới cũng sẽ cải biến theo.

Câu 2.

a. Vài nét về tác giả và tác phẩm

Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, "một nhà văn viết ít nhưng ngày càng được khâm phục nhiều". Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, rút ra từ tập Con chó xấu xí (1962).

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng đi tiên phong trong công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam sau 1975. Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm xuất sắc của ông ở giai đoạn này.

b. Giải thích ý kiến

Ý kiến chỉ ra sự giống nhau của hai nhân vật: đều yêu thương con bằng sự thấu hiểu lẽ đời, đồng thời chỉ ra sự khác nhau: tình yêu thương con của bà cụ Tứ là sự vị tha, bao dung, lạc quan, còn tình yêu thương con của người đàn bà hàng chài là sự chịu đựng, hi sinh, nhẫn nhục. Đó là những nét riêng của tình mẫu tử trong hai tác phẩm Vợ nhặt - Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu.

(Còn tiếp)

Đánh giá bài viết
1 3.840
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 12

    Xem thêm