Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Nghèn, Hà Tĩnh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Nghèn, Hà Tĩnh (Lần 1) là đề thi thử đại học với 4 mã đề, mỗi mã đề gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn thi THPT Quốc gia hữu ích, giúp các bạn nâng cao và củng cố kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Tiên Du 1, Bắc Ninh

SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT NGHÈN
Năm học 2015-2016
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 MÔN HÓA
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 108

Câu 1: Các loại rượu không đảm bảo chất lượng thường gây cho người uống bị ngộ độc metanol, có thể dẫn đến tử vong. Metanol là tên gọi của chất nào sau đây?

A. C2H5OH B. HCHO C. CH3COOH D. CH3OH

Câu 2: Cho các chất: NaCl, NaOH, Cu(OH)2, H2SO4, CuSO4, Na, Cu, CuCl2, Na2SO4. Có bao nhiêu chất trong số đã cho tan hoàn toàn trong nước?

A. 7 B. 5 C. 6 D. 8

Câu 3: Trong chu kỳ 3, bảng HTTH các nguyên tố hóa học, khi điện tích hạt nhân tăng dần thì số electron lớp ngoài cùng trong nguyên tử các nguyên tố biến đổi thế nào?

A. Giảm dần B. Tăng rồi giảm C. Không đổi D. Tăng dần

Câu 4: Khi sắt nóng chảy nguội đi, nó kết tinh ở 1538°C ở dạng thù hình δ, dạng này có cấu trúc tinh thể như hình sau: Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học. Phần trăm thể tích chân không trống rỗng trong kiểu mạng tinh thể này là:

A. 32% B. 26% C. 74% D. 68%

Câu 5: Tecpen là những hidrocacbon có trong nhiều loại thực vật, một trong những tecpen đơn giản nhất có công thức cấu tạo thu gọn nhất như hình: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016. Phân tử khối của tecpen này là: (C = 12, H = 1)

A. 56 B. 70 C. 54 D. 68

Câu 6: Hợp chất tác dụng được với NaHCO3

A. ancol etylic B. triolein C. axit axetic D. benzen

Câu 7: Qua nghiên cứu phản ứng este hóa xenlulozơ, người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) có bao nhiêu nhóm hiđroxyl?

A. 4 B. 3 C. 5 D. 2

Câu 8: Polime X được dùng để tráng làm bề mặt chảo chống dính, nó là:

A. Teflon B. Nilon-6 C. Fibroin D. Poli (metyl metacrylat)

Câu 9: "Nước đá khô" không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là:

A. CO rắn B. CO2 rắn C. H2O rắn D. SO2 rắn

Câu 10: Criolit (còn gọi là băng thạch) có công thức phân tử Na3AlF6, được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm. Criolit không có tác dụng nào sau đây?

A. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy B. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3

C. Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy D. Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn

Câu 11: Cho các nguyên tử: 2713 Al và 3517Cl . Phân tử khối của hợp chất tạo nên từ các nguyên tử trên có thể có giá trị là:

A. 62 B. 62,5 C. 132 D. 133,5

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai khi so sánh tính chất hóa học của C2H2 và CH3CHO?

A. C2H2 và CH3CHO đều có phản ứng cộng với H2 (xúc tác Ni, to).

B. C2H2 và CH3CHO đều làm mất màu nước brom

C. C2H2 và CH3CHO đều có phản ứng tráng bạc

D. C2H2 và CH3CHO đều làm mất màu dung dịch KMnO4.

Câu 13: Nicotin có trong khói thuốc lá là chất gây nghiện, có độc tính, có công thức phân tử C10H14N2. Nicotin thuộc loại hợp chất nào?

A. Aminoaxit B. Amin C. Protein D. Ankin.

Câu 14: Cho 9,4 gam phenol (C6H5OH) tác dụng hết với brom dư thì số mol brom tham gia phản ứng là: (C = 12, H = 1, O = 16)

A. 1 mol B. 0,1 mol C. 3 mol D. 0,3 mol

Câu 15: Cho các phát biểu sau: (a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa. (b) Axit flohiđric là axit yếu. (c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng. (d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7. (e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2

Câu 16: Để phát hiện các khí sau trong hỗn hợp, phương pháp nào không đúng?

A. Dùng dung dịch KMnO4 để nhận ra SO2 B. Dùng dung dịch KI và hồ tinh bột để nhận ra O3

C. Dùng dung dịch CuSO4 để nhận ra H2S D. Dùng dung dịch BaCl2 để nhận ra CO2

Câu 17: Phần trăm khối lượng của N trong glyxin là: (C =12, H = 1, O = 16, N = 14)

A. 18,67% B. 15,73% C. 21,33% D. 42,67%

Câu 18: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen), CH3CHO. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom ở điều kiện thường là:

A. 6 B. 8 C. 7 D. 5

Câu 19: Nhiệt phân hoàn toàn 50,0 gam CaCO3 thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là (Ca = 40, C = 12, O = 16)

A. 22,4 B. 11,2 C. 33,6 D. 5,6

Câu 20: Cho 43,68 gam kim loại kiềm M tác dụng nước dư thoát ra 1,12 gam khí. Kim loại M là: (Li = 7, Na = 23, K = 39, Rb = 85,5)

A. Rb B. Li C. K D. Na

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đáp án mã đề 108

1

D

11

C

21

A

31

C

41

C

2

A

12

C

22

A

32

D

42

B

3

D

13

B

23

B

33

B

43

D

4

A

14

D

24

C

34

C

44

A

5

D

15

B

25

B

35

D

45

D

6

C

16

D

26

B

36

A

46

C

7

B

17

A

27

B

37

A

47

A

8

A

18

A

28

C

38

C

48

A

9

B

19

B

29

A

39

A

49

D

10

D

20

C

30

D

40

B

50

C

Đánh giá bài viết
1 1.106
Sắp xếp theo

Môn Hóa khối B

Xem thêm