Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Lý Thường Kiệt, Bình Thuận (Lần 1) có đáp án đi kèm, là tài liệu ôn tập môn Sử hữu ích dành cho các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng 2016.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử trường THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh (Lần 1)
SỞ GD - ĐT BÌNH THUẬN TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu 1 (3.0 điểm)
Nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Theo anh (chị), các xu thế này tác động đến Việt Nam như thế nào?
Câu 2 (3.0 điểm)
Trình bày những hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1930. Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 3 (2.0 điểm)
Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ vào ngày 19.12. 1946? Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta.
Câu 4 (2.0 điểm)
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Trình bày phong trào đó?
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lịch sử
Câu 1: Nêu các xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Theo anh (chị), các xu thế này tác động đến Việt Nam như thế nào?
- Sau "Chiến tranh lạnh", các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Quan hệ thế giới được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp...
- Hoà bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển là xu thế chủ đạo nhưng nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Nguy cơ mới là "Chủ nghĩa khủng bố"...
- Thế giới chứng kiến xu thế "Toàn cầu hoá" diễn ra ngày càng mạnh mẽ,là xu thế phát triển khách quan
Các xu thế này tác động đến Việt Nam: Học sinh trả lời theo ý riêng nhưng đúng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc vẫn cho điểm, sau đây là những gợi ý:
- Tạo môi trường hòa bình để phát triển mọi mặt như kinh tế, khoa học, văn hóa ...VN có cơ hội tăng cường hợp tác, áp dụng những thành tựu KH- KT vào sản xuất để nâng cao chất lượng, hạ giá thành ....
- Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập dễ bị hòa tan, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước... cuộc CMKH-KT mang lại những tích cực, cũng có những tiêu cực ...
Câu 2: Trình bày những hoạt động tiêu biểu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1930. Những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, năm 1919 gia nhập Đảng Xã hội Pháp.
- Tháng 6 năm 1919, Người gửi tới Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam...
- Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin...
- Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Năm 1921, sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari. Người tham gia sáng lập báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, đặc biệt cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
- Tháng 6-1923, đi Liên Xô dự Hội Nghị Quốc tế Nông dân (10-1923), Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924).
- Ngày 11-11-1924, Người về Quảng Châu trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Người đến Quảng Châu liên lạc với những người Việt Nam yêu nước, với tổ chức Tâm tâm xã, chọn một số thanh niên tích cực thành lập ra Cộng sản đoàn (2-1925). Mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng, phần lớn đưa về nước hoạt động.
- 6-1925, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cơ quan cao nhất của Hội là Tổng bộ., xuất bản báo Thanh niên. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp, in thành sách Đường Kách mệnh.
- 1928, tổ chức phong trào "Vô sản hoá"
- 1930, tổ chức Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam tại Cửu Long (Hương Cảng – Trung Quốc).
Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa đối với cách mạng Việt Nam:
- Tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn: CMVS
- Truyền bá CN Mác – Lênin về nước
- Thành lập ĐCS Việt Nam...
Câu 3: Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ vào ngày 19-12-1946? Phân tích nội dung cơ bản đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta.
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19-12-1946.
- Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6–3–1946 và Tạm ước 14–9–1946, thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.....
- 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20-12-1946
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta được thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-12-1946); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9-1947).
Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Phân tích:
- Kháng chiến toàn dân: toàn dân kháng chiến không phân biệt già, trẻ, gái, trai....
- Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các mặt ...
- Trường kì: kháng chiến lâu dài ....
- Tự lực cánh sinh: tự sức mình là chính ....
- Tranh thủ sự ủng hộ của thế giới: cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa vì vậy cần tranh thủ sự ủng hộ của thế giới ....
Câu 4: Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), phong trào đấu tranh nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? Trình bày phong trào đó?
Phong trào Đồng Khởi
Nguyên nhân
- 1957 – 1959, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng, ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật và ra Luật 10/59 công khai chém giết làm cho cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn
- 1 – 1959, Hội nghị lần 15 Ban chấp hành trung ương Đảng quyết định để miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng....
Diễn biến:
- 17 -1- 1960, "Đồng khởi" nổ ra ở huyện Mỏ Cày sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
- Đồng khởi nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ. Tính đến năm 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây nguyên: Nam Bộ 600 xã, Trung Bộ 904 thôn, Tây Nguyên 3200 thôn.
- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20-12-1960.
Ý nghĩa
- Đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển của cách mạng MN chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.