Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Hùng Vương, Bình Phước (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Hùng Vương, Bình Phước (Lần 1) gồm 40 câu trắc nghiệm GDCD lớp 12 được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới các bạn thí sinh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn thi đại học môn GDCD hiệu quả.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Hà Trung, Thanh Hóa (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân trường THPT Thường Xuân 3, Thanh Hóa
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG BÌNH PHƯỚC ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Có 04 trang) | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016-2017 - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề (40 câu trắc nghiệm) |
Mã đề thi 132
Câu 1: Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần bảo đảm cho công dân có khả năng thực hiện được quyền và nghĩa vụ?
A. Mọi công dân và các tổ chức B. Nhà nước và toàn xã hội
C. Các cơ quan và tổ chức đoàn thể D. Các công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ
Câu 2: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để pháp luật được
A. thi hành và tuân thủ trong thực tế. B. thực hiện trong đời sống.
C. cá nhân và tổ chức trong xã hội tuân theo. D. áp dụng trong cuộc sống.
Câu 3: Đọc thông tin sau: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật." (Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội sửa đổi năm 2010). Điều đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật qua thông tin trên?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính độc lập tương đối. D. Tính quyền lực bắt buộc chung.
Câu 4: Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển:
A. Xúc tiến các hoạt động thương mại.
B. Khuyến khích người dân tiêu dùng.
C. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.
D. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
Câu 5: Chỉ ra sự cần thiết của pháp luật đối với mỗi người và đối với toàn xã hội?
A. Đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người trong xã hội.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, xã hội ổn định và phát triển.
C. Cuộc sống của mọi người được ổn định.
D. Đem hạnh phúc, bình yên cho mọi người trong xã hội.
Câu 6: Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là:
A. Có việc làm ổn định.
B. Xác lập được một quan hệ xã hôi do pháp luật điều chỉnh.
C. Có vị trí đứng trong xã hội.
D. Bắt đầu có thu nhập.
Câu 7: Vào giờ tan học, bốn học sinh đi vào đường ngược chiều bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại. Hai bạn lớp 10 (15 tuổi) bị nhắc nhở. Nhưng 2 bạn lớp 12 thì vừa bị nhắc nhở, vừa bị phạt tiền. Dựa trên kiến thức pháp luật đã học em thấy chú cảnh sát xử phạt như vậy là
A. không trái nguyên tắc vì pháp luật quy định không xử phạt tiền với người dưới 16 tuổi.
B. trái nguyên tắc vì pháp luật quy định mọi công dân đều có quyền bình đẳng.
C. đúng vì trong mọi trường hợp vi phạm, cứ lớn hơn thì chịu phạt nặng hơn.
D. không đúng vì cùng là học sinh, cùng một lỗi vi phạm thì phải bị xử phạt như nhau
Câu 8: Minh 15 tuổi bị bắt quả tang khi đang sản xuất rượu giả. Số lượng rượu giả do Minh sản xuất nếu đem ra thị trường bán bằng với giá rượu thật có giá trị khoảng 1 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên Minh vi phạm và bị bắt quả tang. Trong trường hợp này Minh phải chịu trách nhiệm
A. hình sự. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hành chính.
Câu 9: Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự..., là hình thức:
A. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý.
B. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
C. Không làm những điều pháp luật cấm.
D. Thực hiện đúng đắn các quyền hợp pháp.
Câu 10: Bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong
A. hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc B. hợp tác giữa các vùng đặc quyền kinh tế
C. nâng cao dân trí giữa các dân tộc D. gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 11: Vì sao nói pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung?
A. Cá nhân phải xử sự theo pháp luật.
B. Bắt buộc đối với tất cả các cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật.
C. Tổ chức phải xử sự theo pháp luật.
D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
Câu 12: Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, có nghĩa là công dân đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 13: Ông A đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông A đã
A. thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh.
B. thúc đẩy kinh doanh phát triển.
C. thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình.
D. chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh.
Câu 14: Trước hành vi thực hiện pháp luật và hành vi không tuân thủ pháp luật của những người xung quanh, em cần có biểu hiện:
A. Không tỏ rõ thái độ đối với từng tình huống.
B. Nhìn mọi người xử sự theo từng hoàn cảnh.
C. Ủng hộ, đồng tình việc làm đúng, phê phán với các hành vi không tuân thủ pháp luật.
D. Tập trung vào việc của mình, ai có việc thì làm.
Câu 15: Sự giống nhau giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức:
A. Đều thông qua một hành vi cụ thể.
B. Đều trái với quy định của pháp luật.
C. Đều có các dấu hiệu cơ bản.
D. Đều là hành vi trái với các quy tắc, chuẩn mực chung và bị xã hội lên án.
Câu 16: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có điểm gì khác với chủ thể của các hình thức còn lại?
A. Chủ động căn cứ vào quy định của pháp luật ra quyết định xử phạt.
B. Bắt buộc thực hiện theo những quy định của pháp luật.
C. Có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình mà không bị ép buộc.
D. Thực hiện một cách thụ động những quy định của pháp luật.
Câu 17: Từ ngày 15-12-2007, theo nghị quyết 32/CP/2007 mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện:
A. Vai trò của pháp luật. B. Bản chất của pháp luật.
C. Nội dung của pháp luật. D. Đặc trưng của pháp luật.
Câu 18: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
A. sử dụng pháp luật. B. áp dụng pháp luật C. tuân thủ pháp luật. D. thi hành pháp luật.
Câu 19: Công ty H xây dựng hệ thống xử lí chất thải trước khi hoạt động sản xuất – kinh doanh. Mục đích của việc này là:
A. Đảm bảo an toàn trong sản xuât – kinh doanh.
B. Bảo vệ môi trường sản xuất – kinh doanh của công ty.
C. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất - kinh doanh.
D. Bảo vệ nguồn nước trong sạch của công ty.
Câu 20: Chị Lan muốn vào làm việc trong công ty may mặc. Đến ngày hẹn, giám đốc công ty đưa cho chị một bản hợp đồng và đề nghị chị kí. Chị Lan đọc thấy hợp đồng không có điều khoản quy định về lương nên chị đề nghị giám đốc bổ sung. Giám đốc cho rằng chị là người lao động thì không có quyền thỏa thuận về tiền lương. Giám đốc sẽ là người quyết định lương theo từng tháng nên không cần ghi trong hợp đồng. Theo em, giám đốc đã vi phạm nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự nguyện. B. Tự do. C. Bình đẳng. D. Trực tiếp.
Câu 21: Dấu hiệu nào dưới đây không phải là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật
A. Hành vi do người không đủ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
C. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện
D. Hành vi xâm phạm tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Câu 22: Ông Ân không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này ông Ân đã
A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 23: Khẳng định nào dưới đây thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Công dân chỉ cần tôn trọng tôn giáo của mình
B. Công dân phải bảo vệ tôn giáo của mình.
C. Công dân không được tự ý bỏ tôn giáo
D. Công dân thuộc các tôn giáo khác nhau phải tôn trọng nhau
Câu 24: Một lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư trụ trì ra đón và xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa, Bác không đồng ý và lặng lẽ làm như các vị khách khác. Lúc đi về, xe đến ngã tư thì gặp đèn đỏ, sợ phải dừng lâu, đồng chí bảo vệ định đề nghị anh cảnh sát giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi nhưng Bác ngăn lại và nói: Không được bắt Pháp luật dành quyền ưu tiên cho mình. (Bài đọc thêm- SGK- GDCD 12 trang 30). Theo em, việc làm của Bác thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Bình đẳng về quyền. D. Bình đẳng trong các quan hệ xã hội.
Câu 25: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện của hành vi thực hiện pháp luật
A. Không làm những việc mà pháp luật cấm
B. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm
C. Làm những việc mà pháp luật cấm
D. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm
Câu 26: Bạn Dũng, 16 tuổi được mẹ nhờ ra chợ mua ít thực phẩm cho gia đình. Vừa mới đi một đoạn đường thì Dũng bị công an thổi phạt. Đây là hành vi:
A. Hành vi trái pháp luật không hành động B. Hành vi hợp pháp
C. Hành vi trái pháp luật có hành động D. Tất cả các đáp án đều đúng
Câu 27: Công ty Formosa xả thải các chất độc ra biển gây ra cá chết hàng loạt tại biển các tỉnh miền Trung, gây ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là
A. trách nhiệm kỷ luật và dân sự. B. trách nhiệm hình sự và hành chính.
C. trách nhiệm hành chính và dân sự. D. trách nhiệm hình sự và dân sự.
Câu 28: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý?
A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
C. Từ đủ 12 tuổi đến 14 tuổi. D. Từ đủ 18 tuổi đến dưới 20 tuổi.
Câu 29: Trong buổi đi dã ngoại do nhà trường tổ chức, Nam 14 tuổi nghịch ngợm bẻ gãy một số cây cảnh và làm đổ một số hiện vật ở nơi đến thăm quan nên Ban quản lý di tích yêu cầu phải bồi thường. Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thuộc về
A. bố mẹ hoặc người giám hộ của Nam. B. Ban quản lý di tích.
C. Nam phải bồi thường. D. nhà trường phải bồi thường.
Câu 30: Điều 8 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: "Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết tương thân, tương ái...". Điều này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A. kinh tế. B. đạo đức. C. chính trị. D. văn hóa.
Câu 31: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì bị xử lí vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính hiện đại của pháp luật. D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 32: Để quản lí xã hội, nhà nước sử dụng pháp luật như là một phương tiện
A. duy nhất. B. tuyệt vời nhất. C. tốt nhất. D. hữu hiệu nhất.
Câu 33: Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người từ đủ
A. 15 tuổi trở lên. B. 18 tuổi trở lên. C. 14 tuổi trở lên. D. 16 tuổi trở lên.
Câu 34: "Mọi nguời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình". Điều này thể hiện:
A. Quyền bình đẳng trong lao động.
B. Quyền bình đẳng trong lao động giữa lao động nam và lao động nữ.
C. Quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. Quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
Câu 35: Do không đồng ý với quyết định giải phóng mặt bằng làm đường giao thông của khu đô thị mới, ông Lam đã viết đơn khiếu nại gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết. Mục đích khiếu nại của ông Lam nhằm:
A. thực hiện quyền con người.
B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
C. thể hiện quyền công dân của mình.
D. thực hiện thủ tục pháp lý.
Câu 36: Trong giờ GDCD ở lớp 12C, một nhóm HS được giao thảo luận về: Nhà nước làm gì để quản lí xã hội bằng pháp luật? Các bạn tranh luận rất sôi nổi.
- Hoàng nói: Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật thì trước hết nhà nước phải ban hành pháp luật.
- Hưng cho rằng: Pháp luật do nhà nước ban hành nên đương nhiên nó sẽ được thực hiện trong xã hội đâu cần phải làm gì nữa.
- Hoài nói: Nhà nước muốn quản lí xã hội bằng pháp luật thì phải tổ chức để nhân dân thực hiện.
- Hoa có ý kiến: Kiểm tra giám sát kĩ việc thực hiện pháp luật sẽ giúp nhà nước quản lí xã hội hiệu quả. Theo em các bạn nào nói đúng?
A. Hoàng, Hưng, Hoa. B. Hưng, Hoài, Hoa. C. Hoàng, Hoa, Hoài. D. Hoa, Hoàng, Hưng
Câu 37: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. Bị nghi ngờ phạm tội
Câu 38: Bạn Tình thắc mắc, tại sao Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn Tình?
A. Tính quyền lực B. Tính quy phạm phổ biến
C. Tính bắt buộc chung D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
Câu 39: Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật, đòi hỏi nhà nước phải làm gì để người dân biết được những quy định của pháp luật, biết được quyền và nghĩa vụ của mình?
A. Không ngừng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục bằng nhiều cách khác nhau.
B. Kiểm tra, giám sát một số hoạt động cho là cần thiết.
C. Thắt chặt quản lí và sử dụng biện pháp cưỡng chế liên tục.
D. Cho người dân tự do lựa chọn hành động theo ý mình.
Câu 40: Tài sản nào dưới đây phải đăng ký quyền sở hữu của cả vợ và chồng
A. Tất cả tài sản trong gia đình B. Tài sản chung mà pháp luật quy định
C. Tất cả tài sản được thừa kế riêng và chung D. Tất cả tài sản do vợ hoặc chồng làm ra
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.