Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Lâm Đồng

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Hóa học

Nhằm giúp các bạn học sinh đang ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học hệ thống lại kiến thức môn học và làm quen với cách thức ra đề, VnDoc xin giới thiệu đến các bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Lâm Đồng

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Đồng Tháp

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Ninh Bình

SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG

KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2017
Bài thi KHTN: Môn HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút

Mã đề thi 101

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: Al = 27; Fe = 56; Mg = 24; Cu = 64; Ca = 40; Na = 23; K = 39; Ba = 137; Ag = 108; Cr = 52; Li = 7; He = 4; Rb = 85,5; C = 12; H = 1; O = 16; N = 14; S = 32; Cl = 35,5.

Câu 41: Cho 4 chất: metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất là

A. 3 < 2 < 1 < 4. B. 1 < 2 < 3 < 4. C. 4 < 1 < 2 < 3. D. 2 < 3 < 1 < 4.

Câu 42: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí H2 (dư) theo sơ đồ hình vẽ. Oxit X là

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

A. MgO. B. K2O.
C. CuO. D. Al2O3.

Câu 43: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Lần lượt cho các chất sau vào dung dịch X: KMnO4, Cl2, NaOH, CuSO4, Cu, KNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.

Câu 44: Người ta điều chế kim loại Na bằng cách

A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. dùng khí CO khử ion Na+ trong Na2O ở nhiệt độ cao.
D. dùng K khử ion Na+ trong dung dịch NaCl.

Câu 45: Trong các ion sau đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là

A. Zn2+ B. Ca2+ C. Cu2+ D. Ag+

Câu 46: Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm (1): Nhỏ dần dần dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3.
- Thí nghiệm (2): Nhỏ dần dần dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch AlCl3.

Hiện tượng quan sát được trong 2 thí nghiệm là

A. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan ra.
B. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa tan, ở (2) kết tủa không tan.
C. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan ra.
D. lúc đầu đều có kết tủa keo trắng, ở (1) kết tủa không tan, ở (2) kết tủa tan.

Câu 47: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn so với ancol có cùng phân tử khối.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol.
D. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.

Câu 48: Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7

A. +4. B. +3. C. +6. D. +2.

Câu 49: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. propyl axetat. D. metyl propionat.

Câu 50: Cho các phát biểu sau:

(a) Hidro hóa hoàn toàn triolein có xúc tác Ni, đun nóng thu được tristearin.
(b) Protein tạo phức chất màu tím khi phản ứng với Cu(OH)2.
(c) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch saccarozơ.
(d) Axit glutamic là hợp chất lưỡng tính.
(e) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
(f) Khi cho axit glutamic tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thì tạo sản phẩm là bột ngọt (mì chính).

Số phát biểu không đúng là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

Câu 51: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(b) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(c) Cho glucozơ tác dụng với H2/ Ni, đun nóng.
(d) Đun nóng dung dịch sascarozơ có axit vô cơ làm xúc tác.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 52: Loại đường có nhiều nhất trong quả nho chín là

A. fructozơ. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. tinh bột.

Câu 53: Ở điều kiện thường, amin tồn tại ở trạng thái khí là

A. isopropylamin. B. trimetylamin. C. butylamin. D. phenylamin.

Câu 54: Chọn phát biểu đúng

A. Tripeptit bền trong cả môi trường axit và môi trường kiềm.
B. Trong dung dịch các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực.
C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở chứa 4 liên kết peptit.
D. Dung dịch của các amin đều làm quì tím chuyển sang màu xanh.

Câu 55: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Na và Cu. B. Fe và Cu. C. Ca và Fe. D. Mg và Zn.

Câu 56: Ion Fe3+ có cấu hình electron là

A. [Ar]3d5 B. [Ar]3d3 C. [Ar]3d6 D. [Ar]3d4

Câu 57: Từ mỗi chất: Cu(OH)2, NaCl, hãy lựa chọn phương pháp thích hợp (các điều kiện khác có đủ) để điều chế ra các kim loại tương ứng. Khi đó số phản ứng tối thiểu phải thực hiện để điều chế được 2 kim loại Cu, Na là

A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 58: Số nguyên tử cacbon có trong một phân tử axit glutamic là

A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.

Câu 59: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do

A. nhôm có tính thụ động đối với không khí và nước.
B. nhôm là kim loại kém hoạt động.
C. có màng hidroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.
D. có màng Al2O3 bền vững bảo vệ.

Câu 60: Nguyên tố có trong hemoglobin (huyết cầu tố) của máu, làm nhiệm vụ vận chuyển oxi, duy trì sự sống là

A. Ca. B. Fe. C. Mg. D. Al.

Câu 61: Dung dịch gồm các ion Ca2+, Mg2+ và HCO3- được gọi là

A. nước có tính cứng tạm thời. B. nước mềm.
C. nước có tính cứng toàn phần. D. nước có tính cứng vĩnh cửu.

Câu 62: Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây bằng đồng nối với một đoạn dây bằng thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày trong không khí?

A. Sắt bị ăn mòn. B. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.
C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn. D. Đồng bị ăn mòn.

Câu 63: Hòa tan hoàn toàn 8,96 gam kim loại R vào dung dịch HCl, thu được 3,584 lít khí H2 (đktc). Kim loại R là

A. Zn. B. Al. C. Mg. D. Fe.

Câu 64: Cho các phát biểu sau:

(a) Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.
(b) Công thức của thạch cao sống là CaSO4.2H2O.
(c) Crom là chất cứng nhất, bạc là kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
(d) Dùng Na2CO3 có thể làm mềm tất cả các loại nước cứng.
(e) Kim loại nhóm IIA phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.
(f) Cr2O3 tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch NaOH loãng.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.

Câu 65: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nhà hóa học của hãng Du Pont (Mỹ) đã thông báo phát minh ra một loại vật liệu ''mỏng hơn tơ nhện, bền hơn thép và đẹp hơn lụa''. Theo thời gian, vật liệu này đã có mặt trong cuộc sống hàng ngày của con người, phổ biến trong các sản phẩm như lốp xe, dù, quần áo, tất, ... Hãng Du Pont đã thu được hàng tỷ đô la mỗi năm bằng sáng chế về loại vật liệu này. Một trong số vật liệu đó là tơ nilon-6. Công thức một đoạn mạch của tơ nilon-6 là

A. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n. B. (-NH-[CH2]6-CO-)n.
C. (-NH-[CH2]5-CO-)n. D. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.

Câu 66: Tính chất vật lý nào sau đây không phải của sắt?

A. Màu đen. B. Kim loại nặng, khó nóng chảy.
C. Có tính nhiễm từ. D. Dẫn điện và dẫn nhiệt.

Câu 67: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ, thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,04 gam H2O. Giá trị của m là

A. 13,76. B. 8,36. C. 9,28. D. 8,64.

Câu 68: Hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3. Nung 21,4 gam X trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch NaOH loãng dư thấy có 11,024 gam chất rắn không tan và thu được 1,5456 lít khí (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là

A. 90,0%. B. 79,1%. C. 87,0%. D. 83,0%.

Câu 69: Cho m gam hỗn hợp X gồm K và Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,12 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2. Sau phản ứng, thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là

A. 1,98. B. 1,72. C. 1,56. D. 1,66.

Câu 70: Hòa tan hết 22,0 gam hỗn hợp X gồm RHCO3 và R2CO3 bằng dung dịch HCl, thu được 0,2 mol khí. Kim loại R là

A. Li. B. Na. C. Rb. D. K.

Câu 71: Cho 36,8 gam hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 3,2 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp là

A. 40,80%. B. 28,70%. C. 34,78%. D. 26,08%.

Câu 72: Cho các thí nghiệm sau:

(a) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(b) Cho phèn chua vào dung dịch Ba(OH)2 dư.
(c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Cho khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3

Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được chất kết tủa?

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 73: Dung dịch X chứa 0,06 mol H2SO4 và 0,04 mol Al2(SO4)3. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X, khối lượng kết tủa cực đại có thể thu được là

A. 48,18 gam. B. 42,92 gam. C. 32,62 gam. D. 46,12 gam.

Câu 74: Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Thành phần của dung dịch X là

A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3 và AgNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2

Câu 75: Thủy phân hoàn toàn 5,48 gam peptit X (mạch hở) trong môi trường axit, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3,56 gam alanin và 3,0 gam glyxin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

A. 6. B. 4. C. 2. D. 8.

Câu 76: Cho 8,28 gam chất hữu cơ A chứa C, H, O (có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, sau đó chưng khô, phần hơi thu được chỉ có nước, phần chất rắn khan có khối lượng 13,32 gam. Nung lượng chất rắn này trong oxi dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 9,54 gam Na2CO3, 14,52 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Cho phần chất rắn trên vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được hai chất hữu cơ X, Y (biết MX < MY). Số nguyên tử hidro có trong Y là

A. 10. B. 2. C. 6. D. 8.

Câu 77: Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch Y gồm NaNO3 và 1,08 mol HCl (đun nóng). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch T chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi, thu được 9,6 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là

A. 23,96%. B. 19,97%. C. 27,96%. D. 31,95%.

Câu 78: Cho 1,03 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al vào bình đựng 600 ml dung dịch HCl 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,48 gam chất rắn và 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 2,55 gam AgNO3 thì khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và thu được dung dịch X chứa a gam muối và b gam chất rắn Y. Giá trị của a, b lần lượt là

A. 3,160 và 0,540. B. 1,650 và 8,610. C. 3,425 và 1,975. D. 2,805 và 1,435.

Câu 79: Cho các phát biểu sau:

(a) Dung dịch của glyxin và alanin trong H2O đều không làm đổi màu quì tím.
(b) Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm là muối và ancol.
(c) Saccarozơ tan tốt trong nước và có phản ứng tráng bạc.
(d) Glucozơ rắn bị hóa đen khi tiếp xúc với dung dịch H2SO4 đặc (98%).
(e) Phân tử xenlulozơ chỉ chứa các mắc xích α-glucozơ.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 80: Peptit X và Y có tổng số liên kết peptit là 8. Thủy phân hoàn toàn peptit X cũng như peptit Y đều thu được glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E gồm hai peptit X và Y với tỉ lệ số mol 1:3 thì cần dùng 44,352 lít O2 (đktc), thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy này vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 92,96 gam, khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 4,928 lít (đktc). Thủy phân hoàn toàn Y, thu được a mol valin và b mol glyxin. Tỉ lệ a:b bằng

A. 3:2. B. 1:2. C. 2:1. D. 1:1.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

41, A

42, C

43, B

44, A

45, D

46, B

47, C

48, C

49, D

50, C

51, B

52, C

53, B

54, B

55, B

56, A

57, D

58, D

59, D

60, B

61, A

62, A

63, D

64, B

65, C

66, A

67, D

68, C

69, A

70, D

71, C

72, B

73, A

74, D

75, A

76, C

77, A

78, C

79, B

80, D

Đánh giá bài viết
1 396
Sắp xếp theo

Môn Hóa khối B

Xem thêm