Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Quảng Nam

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

VnDoc hiểu được rằng việc tìm kiếm được những tài liệu hay và chất lượng để phục vụ cho quá trình ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học là điều không hề dễ dàng. Chính vì vậy chúng tôi đã sưu tầm và xin giới thiệu tới các bạn: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Quảng Nam.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học trường THPT Thực hành Cao nguyên, Đăk Lăk (Lần 1)

Mời làm: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học Sở GD&ĐT Quảng Nam Online

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NAM
KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn thi: HÓA HỌC
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: Na = 23, K = 39, Ag = 108, Ca = 40, Ba = 137, Mg = 24, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27, Fe = 56, Cr = 52, H = 1, C l= 35,5, Br = 80, O = 16, C = 12, S = 32, N = 14, P = 31.

Câu 1: Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2, hiện tượng quan sát được là

A. lúc đầu không thấy hiện tượng, sau đó có kết tủa xuất hiện.
B. không có hiện tượng gì trong suốt quá trình thực hiện.
C. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan.
D. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, kết tủa không tan.

Câu 2: Oxi hóa hoàn toàn 8,1 gam nhôm cần vừa đủ V lít khí clo (đktc). Giá trị của V là

A. 10,08. B. 6,72. C. 7,84. D. 11,2.

Câu 3: Khi tiến hành thí nghiệm điều chế khí clo, để hạn chế khí clo thoát ra gây ô nhiễm môi trường, cần đặt trên miệng bình thu một mẩu bông tẩm dung dịch nào trong số các dung dịch sau đây?

A. quỳ tím. B. HCl. C. NaOH. D. NaCl.

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn m gam tinh bột thu được 27,0 gam glucozơ. Giá trị của m là

A. 21,6. B. 30,0. C. 27,0. D. 24,3.

Câu 5: Cấu hình electron nguyên tử của sắt là

A. [Ar] 3d64s2. B. [Ar] 4s23d6. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d54s1.

Câu 6: Cho dãy các chất sau: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, alanin. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Có 3 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở.
B. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm.
D. Có 3 chất làm mất màu nước brom.

Câu 7: Có thể dùng lượng dư dung dịch của chất nào sau đây để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà vẫn giữ nguyên khối lượng Ag ban đầu?

A. Cu(NO3)2. B. Fe(NO3)2. C. AgNO3. D. Fe(NO3)3.

Câu 8: Chất nào sau đây là amin bậc 2?

A. (CH3)3N. B. CH3NHC2H5. C. C6H5NH2. D. (CH3)2CHNH2.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit có cùng số nguyên tử cacbon.
B. Este nặng hơn nước và rất ít tan trong nước.
C. Este thường có mùi thơm dễ chịu.
D. Este là những chất lỏng hoặc chất rắn ở nhiệt độ thường.

Câu 10: Hỗn hợp X gồm có 6,4 gam Cu và 8,4 gam Fe được cho phản ứng với dung dịch HCl dư (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra là

A. 5,60 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 5,04 lít.

Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại poliamit?

A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ olon. C. Polibutadien. D. Tơ visco.

Câu 12: Số este có công thức phân tử C4H8O2 khi xà phòng hoá tạo ra sản phẩm có phản ứng tráng bạc là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 13: Cho 0,11 mol glyxin tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 12,65. B. 14,19. C. 10,67. D. 12,21.

Câu 14: Tính chất hóa học chung của kim loại là tính

A. khử. B. axit. C. bazơ. D. oxi hóa.

Câu 15: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

A. C2H5NH2. B. NH3. C. C6H5NH2 (anilin). D. CH3NH2.

Câu 16: Ngâm một mẩu kim loại sắt có khối lượng 2,8 gam vào cốc thủy tinh chứa 100 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng (gam) kim loại có trong cốc là

A. 2,88. B. 3,44. C. 2,72. D. 0,64.

Câu 17: Cho 13,00 gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng (hiệu suất phản ứng tráng bạc đạt 80%), khối lượng kết tủa bạc (gam) thu được là

A. 7,80. B. 6,24. C. 15,60. D. 12,48.

Câu 18: Nguyên tắc sản xuất gang là

A. dùng khí hiđro để khử sắt oxit ở nhiệt độ cao.
B. dùng nhôm khử sắt oxit ở nhiệt độ cao.
C. khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
D. khử quặng sắt oxit bằng dòng điện.

Câu 19: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Cu. B. Li. C. Ag. D. Ba.

Câu 20: Hợp chất CH3COOCH3 có tên gọi là

A. metyl propionat. B. propyl axetat. C. etyl axetat. D. metyl axetat.

Câu 21: Cho 100 ml dung dịch NaOH 3M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 2M. Kết thúc phản ứng, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 15,6. B. 7,8. C. 3,9. D. 23,4.

Câu 22: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Hg. B. Cu. C. Zn. D. Ag.

Câu 23: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

A. điện phân các hợp chất của kim loại. B. khử ion kim loại thành nguyên tử.
C. oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử. D. cho oxit kim loại phản ứng với CO (t0).

Câu 24: Saccarozơ thuộc loại

A. polisaccarit. B. đisaccarit. C. polime. D. monosaccarit.

Câu 25: Số mol Cl2 tối thiểu cần dùng để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 khi có mặt KOH là

A. 0,015 mol. B. 0,01 mol. C. 0,02 mol. D. 0,03 mol.

Câu 26: Cho các phát biểu sau:

(a) Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.
(b) Để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước có thể dùng dung dịch Ca(OH)2.
(c) Không thể dùng nước vôi để làm mềm nước có tính cứng tạm thời.
(d) Từ quặng đolomit có thể điều chế được kim loại Mg và Ca riêng biệt.
(e) Có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl.

Số phát biểu đúng là

A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Crom (III) oxit là oxit lưỡng tính.
B. Hợp chất crom (VI) có tính oxi hoá mạnh.
C. Thêm dung dịch axit vào muối cromat, màu vàng chuyển thành màu da cam.
D. Các hợp chất CrO3, Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính.

Câu 28: Chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ?

A. Nilon-6,6. B. Protein. C. Anilin. D. Xenlulozơ.

Câu 29: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:

X

Y

Z

T

Nước brom

Không mất màu

Mất màu

Không mất màu

Không mất màu

Nước

Tách lớp

Tách lớp

Dung dịch đồng nhất

Dung dịch đồng nhất

Dung dịch AgNO3/NH3

Không có kết tủa

Không có kết tủa

Có kết tủa

Không có kết tủa

X, Y, Z, T lần lượt là

A. etylaxetat, fructozơ, anilin, axit aminoaxetic.
B. etylaxetat, anilin, axit aminoaxetic, fructozơ.
C. axit aminoaxetic, anilin, fructozơ, etylaxetat.
D. etylaxetat, anilin, fructozơ, axit aminoaxetic.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 0,014 mol một chất béo X, thu được 33,880 gam CO2 và 12,096 gam H2O. Khối lượng (gam) brom tối đa phản ứng với 0,014 mol X là

A. 5,60. B. 11,20. C. 8,96. D. 17,92.

Câu 31: Tiến hành 4 thí nghiệm:

+ TN1: Cho Na và bột Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) vào nước dư.
+ TN2: Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 loãng (tỉ lệ mol Fe: HNO3 = 3: 8) tạo sản phẩm khử NO duy nhất.
+ TN3: Cho hỗn hợp chứa Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1: 1) vào dung dịch HCl dư.
+ TN4: Cho bột Zn vào dung dịch FeCl3 (tỉ lệ mol Zn: FeCl3 = 1: 2).

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được chất rắn là

A. 1. B. 2. C. 0. D. 3.

Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp bột Fe và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1: 2) bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa Y. Nung toàn bộ Y trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn có khối lượng là

A. 39,2 gam. B. 38,67 gam. C. 32 gam. D. 40 gam.

Câu 33: Cho m gam kali vào 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ X vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và Al2(SO4)3 0,1M, thu được kết tủa Y. Để Y có khối lượng lớn nhất thì giá trị của m là

A. 1,17. B. 1,71. C. 1,95. D. 1,59.

Câu 34: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho Na vào dung dịch FeCl2.
(2) Cho Zn vào dung dịch FeCl2.
(3) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3.
(4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3.

Số phản ứng tạo thành sắt kim loại là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 35: Chất X có công thức phân tử C3H9O2N, khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thoát ra một chất khí làm xanh quỳ tím ẩm. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 36: Hỗn hợp X gồm metyl fomat, glucozơ và fructozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 5,824 lít O2 (đktc). Giá trị của m là

A. 7,8. B. 3,9. C. 11,7. D. 15,6.

Câu 37: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na và Ba vào nước thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch X. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo đồ thị sau:

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

Giá trị của m và x lần lượt là

A. 228,75 và 3,0. B. 228,75 và 3,25. C. 200 và 2,75. D. 200 và 3,25.

Câu 38: Trộn 10,17 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và Al với 4,64 gam FeCO3 được hỗn hợp Y. Cho hết Y vào lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,56 mol KHSO4, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa 83,41gam muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T, trong đó có chứa 0,01 mol H2. Thêm NaOH vào Z (đun nóng) đến khi toàn bộ muối sắt chuyển hết thành hiđroxit và khí ngừng thoát ra thì cần vừa đủ 0,57 mol NaOH. Lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 11,5 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với

A. 2, 5. B. 3, 2. C. 3, 4. D. 2, 7.

Câu 39: Hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở, trong đó có một este đơn chức và ba este hai chức đồng phân. Đốt cháy hết m gam X cần 14,784 lít O2 (đktc), thu được 12,768 lít CO2 (đktc) và 7,92 gam H2O. Đun nóng m gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa một ancol Z. Cho toàn bộ Z vào bình đựng Na dư, khi phản ứng xong khối lượng bình tăng 5,85 gam. Nung toàn bộ Y với CaO (không có không khí), thu được 2,016 lít (đktc) một hiđrocacbon duy nhất. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của este đơn chức trong X có giá trị gần nhất với

A. 37%. B. 42%. C. 34%. D. 29%.

Câu 40: Hỗn hợp E gồm hexapeptit X (mạch hở, được tạo nên các α-aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin) và este Y (được tạo nên từ axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và etanol). Đun nóng m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 27 gam hỗn hợp muối. Đốt hết lượng muối trên cần 20,72 lít O2 (đktc), thu được H2O, Na2CO3, N2 và 27,5 gam CO2.

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với

A. 21. B. 19. C. 22. D. 20.

----------- HẾT ----------
(Học sinh không được sử dụng bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Hóa học

1. C

2. A

3. C

4. D

5. A

6. C

7. D

8. B

9. B

10. C

11. A

12. B

13. C

14. A

15. A

16. A

17. D

18. C

19. B

20. D

21. B

22. C

23. B

24. B

25. A

26. C

27. D

28. D

29. D

30. B

31. A

32. D

33. C

34. B

35. A

36. A

37. D

38. C

39. B

40. D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm