Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử viên chức giáo dục

Môn kiến thức chung là môn thi bắt buộc trong vòng 1 của kỳ thi viên chức giáo dục. Nhằm giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi viên chức giáo dục 2019. VnDoc xin được chia sẻ mẫu đề thi viên chức giáo dục, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử môn kiến thức chung

Họ và tên:………………………….…………………………………………...…………………

SĐT:……………………….………....Email:……………………………………………………

Câu 1. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
A. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục

B. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục

C. Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;

D. Tất cả các ý

Câu 2.Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
A. Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi

B. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục

C. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục

D. Tất cả các ý

Câu 3.Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước bao nhiêu ngày

A. Ít nhất 30 ngày

B. Ít nhất 15 ngày

C. Ít nhất 45 ngày

D. Ít nhất 1 ngày

Câu 4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, với trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước bao nhiêu ngày

A. Ít nhất 03 ngày

B. Ít nhất 02 ngày

C. Ít nhất 05 ngày

D. Ít nhất 07 ngày

Câu 5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

A. Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm như đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc

B. Không được bảo đảm các điều kiện làm việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc

C. Không bố trí đúng địa điểm làm việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

D. Tất cả các ý

Câu 6. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

A. Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng

B. Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động

C. Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc

D. Tất cả các ý

Câu 7. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

A. Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

B. Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

C. Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục

D. Tất cả các ý

Câu 8.Theo nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018. Thời gian tập sự 6 tháng được quy định cho đối tượng Viên chức được tuyển dụng nào sau đây:

A. Đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học là Bác sỹ

B. Đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo Trung cấp

C. Đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học

D. Đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo Cao đẳng

Câu 9.Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

A. Không muốn làm viên chức nữa mà muốn chuyển đến doanh nghiệp để làm việc

B. Đơn vị khác trả lương cao hơn

C. Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động

D. Gò bó thời gian

Câu 10. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thì Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất bao nhiêu ngày

A. Ít nhất 10 ngày

B. Ít nhất 3 ngày

C. Ít nhất 45 ngày

D. Ít nhất 30 ngày

Câu 11. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc thì Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất bao nhiêu ngày

A. Ít nhất 7 ngày

B. Ít nhất 5 ngày

C. Ít nhất 1 ngày

D. Ít nhất 3 ngày

Câu 12. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc thì Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất bao nhiêu ngày

A. 1 ngày

B. 4 ngày

C. 3 ngày

D. 2 ngày

Câu 13.Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do bị ngược đãi, bị cưỡng bức laođộng thì Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất bao nhiêu ngày

A. 2 ngày

B. 1 ngày

C. 4 ngày

D. 3 ngày

Câu 14. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh thì Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn

phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất bao nhiêu ngày

A. 5 ngày

B. 4 ngày

C. 3 ngày

D. 6 ngày

Câu 15. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục thì Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất bao nhiêu ngày

A. 5 ngày

B. 3 ngày

C. 1 ngày

D. 7 ngày

Câu 16. Tranh chấp hợp đồng lao động liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết như thế nào?

A. Do người lao động đưa ra quyết định

B. Giải quyết theo các bên thương lượng với nhau

C. Do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đưa ra quyết định

D. Giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động.

Câu 17. Hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được phân loại như sau:

A. Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.

B. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.

C. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.

D. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 18.Thông báo kết quả đánh giá, phân loại viên chức được thực hiện

A. Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền.

B. Nội dung đánh giá viên chức phải được thông báo cho viên chức. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền.

C. Nội dung đánh giá viên chức phải được thông báo cho viên chức; Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền.

D. Nội dung đánh giá viên chức phải được thông báo cho viên chức; Kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức bình xét lại đánh giá lại.

Câu 19.Theo nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2018 qui định đối tượng nào sau đây khi được tuyển vào Viên chức, thời gian tập sự là 12 tháng

A. Giáo viên có trình độ Đại học

B. Bác sỹ có trình độ Thạc sỹ

C. Bác sỹ có trình độ Đại học

D. Tất cả các ý

Câu 20. Theo nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2018 qui định đối tượng nào sau đây khi được tuyển vào Viên chức, thời gian tập sự là 9 tháng

A. Bác sỹ có trình độ Thạc sỹ

B. Bác sỹ có trình độ Đại học

C. Giáo viên có trình độ Cao đẳng

D. Tất cả các ý

Câu 21. Viên chức bị buộc thôi việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc là bao nhiêu?

A. Được hưởng trợ cấp thôi việc

B. Được hưởng 70% trợ cấp thôi việc

C. Không được hưởng trợ cấp thôi việc

D. Được hưởng 50% trợ cấp thôi việc

Câu 22. Khi viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ được pháp luật quy định là công chức tại đơn vị sự nghiệp công lập thì viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc là bao nhiêu

A. Được hưởng 50% trợ cấp thôi việc

B. Không được hưởng trợ cấp thôi việc

C. Được trợ cấp 1 tháng lương

D. Được trợ cấp 2 tháng lương

Câu 23. Tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức phải thông báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu cho viên chức biết trước mấy tháng

A. Trước 4 tháng

B. Trước 5 tháng

C. Trước 3 tháng

D. Trước 6 tháng

Câu 24. Tính đến ngày viên chức nghỉ hưu, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức ra quyết định nghỉ hưu cho viên chức trước mấy tháng

A. Trước 05 tháng

B. Trước 03 tháng

C. Trước 06 tháng

D. Trước 04 tháng

Câu 25. Các hình thức kỷ luật đối với Viên chức quản lý

A. Khiển trách; Cách chức; Buộc thôi việc

B. Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức

C. Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc

D. Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc.

Câu 26. Các hình thức kỷ luật đối với Viên chức không phải là Viên chức quản lý

A. Phê bình; Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi việc

B. Phê bình; Cảnh cáo; Buộc thôi việc

C. Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi việc

D. Phê bình; Khiển trách; Cảnh cáo

Câu 27. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua, chương I, có tên là gì?

A. Quyền, Nghĩa vụ của Viên chức

B. Qui định chung

C. Tuyển dụng, sử dụng Viên chức

D. Khen thưởng và xử lý vi phạm

Câu 28. Theo nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018, Viên chức đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học ( trừ chức danh nghề nghiệp bác sĩ). Thời gian tập sự được quy định là bao nhiêu tháng

A. 12 tháng

B. 24 tháng

C. 18 tháng

D. 9 tháng

Câu 29. Theo nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2018 quy định đối tượng nào sau đây khi được tuyển vào Viên chức, thời gian tập sự là 6 tháng
A. Bác sỹ có trình độ Thạc sỹ

B. Y sỹ có trình độ trung cấp

C. Bác sỹ có trình độ Đại học

D. Tất cả các ý

Câu 30. Việc đánh giá viên chức được thực hiện khi nào?

A. Khi kết thúc thời gian tập sự

B. Thực hiện hàng năm

C. Trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc; thay đổi vị trí việc làm; xét khen thưởng, kỷ luật, và khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.

D. Tất cả các ý

Câu 31. Việc đánh giá viên chức được thực hiện trong những trường hợp nào sau đây:

A. Trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc

B. Trước khi thay đổi vị trí việc làm.

C. Trước khi khen thưởng, kỷ luật. Trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng.

D. Tất cả các ý

Câu 32. Việc đánh giá viên chức được thực hiện vào thời gian nào?

A. Khi kết thúc thời gian tập sự

B. Trước khi thay đổi vị trí việc làm

C. Trước khi ký tiếp hợp đồng làm việc

D. Tất cả các ý

Câu 33. Cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị sự nghiệp công lập về việc:

A. Việc sử dụng viên chức.

B. Việc quản lý viên chức.

C. Việc tuyển dụng viên chức.

D. Tất cả các ý

Câu 34. Việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức sẽ được cơ quan nào thanh tra:

A. Các Bộ, cơ quan ngang bộ thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

B. Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc lĩnh vực được giao quản lý.

C. Các bộ thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

D. Tất cả các ý

Câu 35.Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá bao nhiêu ngày:

A. 7 ngày

B. 30 ngày

C. 10 ngày

D. 15 ngày

Câu hỏi 36. Theo điều 97, Luật Giáo dục 2005: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm:

A. Động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục

B. Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh.

C. Phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục;

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 37.Theo điều 98, Luật Giáo dục 2005: Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập:

A. Quỹ khuyến học

B. Quỹ bảo trợ giáo dục

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng

Câu hỏi 38.Theo điều 99, Luật Giáo dục 2005: Có bao nhiêu nội dung quản lý nhà nước về giáo dục?

A.10

B.7

C.12

D.13

Câu hỏi 39.Điểm mới trong điều 109, Luật Giáo dục số 44/2009/ QH12 so với Luật Giáo dục 2005 là :

A. Luật Giáo dục 2009 điều 109 có 4 khoản còn Luật Giáo dục 2005 chỉ có 2 khoản

B. Luật Giáo dục 2009 điều 109 có 5 khoản còn Luật Giáo dục 2005 chỉ có 3 khoản

C. Luật Giáo dục 2009 điều 109 có 3 khoản còn Luật Giáo dục 2005 chỉ có 2 khoản

D. Luật Giáo dục 2009 điều 109 có 4 khoản còn Luật Giáo dục 2005 chỉ có 3 khoản

Câu hỏi 40.Theo điều 110, Luật Giáo dục 2005 : Việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do nước ngoài cấp được thực hiện theo quy định của:

A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

B. Chính phủ

C. Pháp luật Việt Nam

D. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Câu hỏi 41. Theo điều 110b, Luật Giáo dục 2009:Đâu là nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục ?

A. Độc lập, khách quan, đúng pháp luật

B. Trung thực, công khai, minh bạch

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng

Câu hỏi 42.Theo điều 111, Luật Giáo dục 2005: Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có mấy nhiệm vụ:

A.5

B.6

C.7

D.8

Câu hỏi 43. Theo điều 118, Luật Giáo dục 2005 quy định các hành vi bị xử lý vi phạm gồm:

A. Không làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ.

B. Xâm phạm nhân phẩm , thân thể nhà giáo; ngược đãi, hành hạ người học. Gây rối, làm mất an ninh trật tự trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

C. Không làm thất thoát kinh phí giáo dục; lợi dụng hoạt động giáo dục để thu tiền sai quy định.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng;

Câu hỏi 44. Theo Luật Giáo dục 2005 thì Chương II- Hệ thống giáo dục quốc dân gồm bao nhiêu mục bao nhiêu điều?

A.5 mục, 20 điều

B.5 mục 27 điều

C.6 mục, 20 điều

D.6 mục, 27 điều

Câu hỏi 45. Theo Luật Giáo dục 2005 thì Chương III- Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác gồm bao nhiêu mục bao nhiêu điều?

A.5 mục, 20 điều

B.5 mục 27 điều

C.5 mục, 22 điều

D.6 mục, 22 điều

Câu hỏi 46. Theo Luật Giáo dục 2005 thì Chương IV- Nhà giáo gồm bao nhiêu mục bao nhiêu điều?

A.3 mục, 10 điều

B.3 mục, 12 điều

C.3 mục, 13 điều

D.3 mục, 14 điều

Câu hỏi 47: Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW: Những vấn đề cơ bản về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trung học gồm:

A. Tư duy, nhận thức; mục tiêu; chương trình, nội dung; phương pháp dạy học và đánh giá; đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý; cơ chế quản lý

B. Tư duy; mục tiêu; nội dung; phương pháp dạy, đánh giá; đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý, cơ chế quản lý

C. Tư duy; mục tiêu; chương trình, nội dung; phương pháp dạy; đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý, cơ chế quản lý

D. Tư duy; mục tiêu; chương trình, phương pháp dạy, đánh giá; đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý, cơ chế quản lý

Câu hỏi 48: Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW: Quan điểm chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở bậc phổ thông là:

A. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học;

B. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất người học.

C. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực ứng dụng.

D. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển kỹ năng người học.

Câu hỏi 49: Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW: Có mấy yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học:

A.5

B.6

C.7

D.4

Câu hỏi 50. Theo Nghị định số 75/2006/NĐ-CP: Ai là người ban hành quy định chương trình khung cho từng trình độ nghề?

A. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

B. Chính phủ.

C. Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội.

D. Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội phối hợp với bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ liên quan

Câu hỏi 51. Theo Nghị định số 75/2006/NĐ-CP: Ai là người ban hành quy định cụ thể về chương trình giáo dục, thời gian đào tạo của các trường, lớp năng khiếu nghệ thuật?

A. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin.

B. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

C. Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

D. Chính phủ.

Câu hỏi 52. Ai là người ban hành quy định chương trình giáo dục cho trường giáo dưỡng?

A. Bộ trưởng Bộ Công an.

B. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

C. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

D. Bộ trưởng Bộ Công an phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Câu hỏi 53. Đâu là căn cứ chủ yếu để biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, đánh giá kết quả học tập của người học?

A. Khung chương trình đào đào

B. Chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình giáo dục

C. Năng lực của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục

D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu hỏi 54. Theo điều 88, Luật Giáo dục 2005: Có mấy hành vi người học không được làm?

A.1

B.3

C.2

D.5

Câu hỏi 55. Theo điều 95, Luật Giáo dục 2005: Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có mấy quyền?

A.1

B.2

C.3

D.4

Câu hỏi 56.Theo điều 65, Luật Giáo dục 2005: Trường dân lập, trường tư thục có mấy nhiệm vụ và quyền hạn?

A.2

B.3

C.4

D.5

Câu hỏi 57. Theo điều 85, Luật Giáo dục 2005: Người học có mấy nhiệm vụ?

A.3

B.4

C.5

D.6

Câu hỏi 58. Theo điều 78, Luật Giáo dục 2005: Trường sư phạm do cơ quan nào thành lập?

A. Chính phủ

B. Nhà nước

C. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu hỏi 59. Theo điều 78, Luật Giáo dục 2005: Trường sư phạm được thành lập nhằm:

A. Để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo

B. Để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

C. Tuyển dụng nhà giáo

D. Để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Câu hỏi 60.Theo điều 80, Luật Giáo dục 2005: Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để:

A. Nâng cao trình độ

B. Chuẩn hóa nhà giáo

C. Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sư phạm

D. Nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo

Mời các bạn tham khảo thêm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi công chức - viên chức

    Xem thêm