Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 24

Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 24: Kinh tế Nhật Bản được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Địa lí 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mở đầu

Thế kỉ XX chứng kiến sự phát triển thần kì của kinh tế của Nhật Bản, Quốc gia này là nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Á. Vì sao Nhật Bản duy trì được vị thế cường quốc kinh tế trên thế giới?. Các ngành kinh tế của Nhật Bản có sự phát triển và phân bố như thế nào?

Bài làm

- Nhờ ý chí con người và áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Áp dụng những thành tựu khoa học và kĩ thuật. Chi phí cho quốc phòng thấp, nên Nhật Bản duy trì được vị thế của mình.

- Các ngành kinh tế phát triển như công nghiệp điện tử- tin học, rô bốt,.. phân bố chủ yếu ở nằm dọc bờ biển hoặc các vịnh lớn.

I. Tình hình phát triển kinh tế

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.

Bài làm

- Kinh tế của Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn:

+ Giai đoạn 1955 - 1972: Nhờ thành công của công cuộc tái thiết và phát triển kinh, nên tốc độ tăng GDP của Nhật Bản cao, bình quân khoảng 10%/ năm. Nhật Bản vươn lên trở thành một nước phát triển. Từ năm 1968, kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Giai đoạn 1973 - 1992: Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng những năm 70 và “thời kì bong bóng kinh tế” năm 1991 đã dẫn đến kinh tế trì trệ kéo dài.

+ Giai đoạn 1992 đến nay: Sau giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao từ năm 2002 đến năm 2006, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào những năm 2007 - 2008 cùng với thiên tai, dịch bệnh khiến tốc độ tăng GDP của Nhật Bản xuống thấp. Năm 2020, Nhật Bản đứng thứ ba thế giới về quy mô GDP sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, là thành viên của G7 và G20.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Trong cơ cấu kinh tế của Nhật Bản, dịch vụ có tỉ trọng cao nhất (gần 70%), nông nghiệp có tỉ trọng nhỏ nhất (khoảng 1%).

+ Nền kinh tế Nhật Bản phát triển ở trình độ cao, các ngành kinh tế ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học - công nghệ.

- Kinh tế Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như: dân số già, mức nợ công cao, phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu từ bên ngoài, sự cạnh tranh gay gắt của các nước, thiên tai,...

- Để nâng cao vị thế trong nền kinh tế thế giới, Nhật Bản đang tập trung phát triển kinh tế số (rô-bốt, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thực tế ảo,...).

II. Các ngành kinh tế

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 1 và hình 24.1, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Nhật Bản.

Ngành

Sự phát triển

Phân bố

Nông nghiệp

+ Sản xuất theo hướng thâm canh với quy mô nhỏ, áp dụng công nghệ tiên tiến, cho năng suất cao với chất lượng hàng đầu thế giới.

+ Trồng trọt chiếm hơn 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (2020). Trình độ cơ giới hoá nông nghiệp rất cao. Các sản phẩm chính gồm: lúa gạo, lúa mì, rau, cây ăn quả….

+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, tỉ trọng có xu hướng tăng. các vật nuôi chính là bò, lợn, gia cầm.

+ Các vùng trồng trọt chính là đảo Hô-cai-đô, tỉnh Cu-ma-mô-tô (đảo Kiu-xiu), tỉnh Ca-ga-oa (đảo Xi-cô-cư), tỉnh A-ki-ta (đảo Hôn-su),...

+ Chăn nuôi bò sữa tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô

Lâm nghiệp

+ Diện tích và tỉ lệ che phủ rừng lớn, rừng trồng chiếm 40% tổng diện tích rừng.

+ Nhật Bản vẫn phải nhập gỗ nguyên liệu và nhiều sản phẩm từ gỗ.

hầu khắp cả nước

Thủy sản

+ Khai thác thuỷ sản: có lịch sử phát triển lâu đời; đã đạt đến mức công nghiệp hoá. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2020 là 3,2 triệu tấn (đứng thứ tám thế giới). Thuỷ sản khai thác xa bờ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng sản lượng. Đội tàu khai thác thuỷ sản của Nhật Bản lớn hàng đầu thế giới (năm 2020).

+ Nuôi trồng thuỷ sản: được chú trọng phát triển. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 1 triệu tấn năm 2020 (đứng thứ 14 trên thế giới). Các loài thuỷ sản được nuôi trồng chủ yếu là tôm, rong biển, trai lấy ngọc, hàu,...

hầu khắp cả nước

2. Công nghiệp

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục 2 và hình 24.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp Nhật Bản.

Bài làm

- Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 29% GDP và thu hút khoảng 27% lao động (năm 2020), tạo ra khối lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhất cho đất nước.

- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, có nhiều ngành đứng đầu thế giới về kĩ thuật, công nghệ tiên tiến như công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử - tin học,...

- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản nằm dọc bờ biển hoặc gần các vịnh lớn, tiêu biểu là Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca (đảo Hôn-su), Phu-cu-ô-ca (đảo Kiu-xiu), Xáp-pô-rô (đảo Hô-cai-đô), Cô-chi (đảo Xi-cô-cư)....

- Hiện nay, Nhật Bản đang đầu tư mạnh vào các ngành năng lượng hạt nhân, năng lượng tái tạo; công nghiệp hàng không - vũ trụ; công nghệ sinh học và dược phẩm....

3. Dịch vụ

Câu hỏi: Dựa vài nội dung mục 3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ của Nhật Bản.

Bài làm

Thương mại

- Nội thương:

+ Đóng góp khoảng 13 - 14% GDP (giai đoạn 2010 - 2020).

+ Các hoạt động buôn bán chủ yếu diễn ra ở các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại,...

+ Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng.

- Ngoại thương:

+ Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 1500 tỉ USD.

+ Mức xuất khẩu khá thấp so với quy mô GDP.

+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị y tế, hóa chất, nhựa.... Các mặt hàng nhập khẩu chính là năng lượng, nguyên liệu công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp...

+ Các đối tác thương mại chính là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, các nước Đông Nam Á, Ôxtrâylia...

Giao thông vận tải

- Hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và giao thương quốc tế.

+ Giao thông đường sắt được chú trọng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển hành khách và hàng hoá, đặc biệt là hệ thống tàu cao tốc Sin-can-xen kết nối các thành phố lớn.

III. Các vùng kinh tế

Câu hỏi: Dựa vào thông tin mục III, hãy so sánh đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Nhật Bản.

Bài làm

Vùng kinh tế/ đảo

Đặc điểm nổi bật

Hôn-su

- Diện tích rộng nhất, dân số đông nhất.

- Kinh tế phát triển nhất.

- Các trung tâm CN lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a, Ki-ô-tô, Cô-bê, Ô-xa-ca, tạo nên chuỗi đô thị.

Kiu-xiu

- Phát triển CN nặng.

- Các trung tâm CN lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.

- Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.

Xi-cô-cư

- Khai thác quặng đồng.

- Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng.

- Trung tâm CN: Cô-chi.

Hô-cai-đô

- Rừng bao phủ phần lớn.

- Dân cư thưa thớt.

- Công nghiệp: khai thác than, sắt, luyện kim đen, sản xuất giấy

- Các trung tâm CN: Xap-pô-rô, Mu-rô-ran.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu hỏi: Dựa vào bảng 24.1, hãy nhận xét sự thay đổi GDP và tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020.

Bài làm

Nhận xét:

- Về GDP: giai đoạn 1961 - 2020 cho thấy sự tăng trưởng GDP của Nhật Bản tuy nhiên có sự biến động.

+ Từ 1961 đến 2010 GDp liên tục tăng, từ 53,5 tỉ USD lên đến 5759,1 tỉ USD.

+ Tuy nhiên từ năm 2010 đến 2020, GDP lại có xu hướng giảm, giảm xuống chỉ còn 5040,1 tỉ USD năm 2020.

- Về tốc độ tăng GDP: tốc độ tăng đầy biến động:

+ Giai đoạn từ 1961 đến 1980 tốc độ tăng GDP giảm mạnh, từ 12,0% năm 1961 xuống chỉ còn 2,8% năm 1980.

+ Năm 1990 tốc độ tăng GDP tăng lên được 4,9% nhưng lại giảm lại về tốc độ 2,8% năm 2000.

+ Năm 2010 tốc độ tăng GDP hồi phục đạt 4,1% nhưng từ đó đến 2020, tốc độ tăng GDP đã tụt dốc mạnh, xuống đến tăng trưởng âm -4,6% năm 2020.

Vận dụng

Tìm kiến thông tin và viết bài giới thiệu ngắn về một vấn đề địa lí kinh tế Nhật Bản mà em quan tâm.

Bài làm

(*) Tham khảo: Robot giúp Nhật Bản giải quyết bài toán nhân công

Robot đang ngày càng phổ biến ở Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp tại đây đưa robot vào sử dụng để tiết kiệm nhân công. Như tại các kho hàng, chỉ cần một nhân viên sắp xếp hàng hóa, sau đó ra lệnh trên máy tính thì robot có thể vận chuyển đúng theo mệnh lệnh. Công việc của nhân viên sau đó chỉ là theo dõi qua màn hình giám sát.

Còn tại các nhà hàng, robot chế biến được đưa vào hỗ trợ để làm bếp. Từ nấu mì, trộn với dầu ăn, tất cả đều rất thuần thục vì đã được lập trình, robot này có thể hỗ trợ rất nhiều cho những nhân viên trong quán, giúp nhà hàng tiết kiệm được nhân công. Trước đó, thường thì mỗi khâu như vậy cần tới 1 nhân viên phụ trách.

Robot sử dụng để phục vụ cho đời sống hàng ngày đã không còn xa lạ tại Nhật Bản, xu hướng này còn tăng mạnh hơn trong giai đoạn COVID-19 vừa qua. Các nhà hàng sử dụng robot không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn mang lại sự thích thú cho khách hàng.

Nhiều chuỗi nhà hàng đưa vào sử dụng hàng ngàn robot phục vụ, cho phép khách hàng có thể gọi món bằng điện thoại thông minh. Robot sau đó sẽ lựa chọn theo yêu cầu và mang đến tận bàn. Robot phục đang nở rộ tại Nhật Bản bởi chính sự hiệu quả và tiện lợi.

--------------------------------------------

Bài tiếp theo: Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 25

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 24: Kinh tế Nhật Bản. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Địa lí 11 Kết nối tri thức, Toán 11 Kết nối tri thức.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm