Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 27

Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 27: Kinh tế Trung Quốc

Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 27: Kinh tế Trung Quốc được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải SGK Địa 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mở đầu

Sau hơn 40 năm cải cách, mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu. Trung Quốc có vai trò ngày càng quan trong đối với nền kinh tế thế giới. Vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới hiện nay như thế nào? Các ngành kinh tế phát triển ra sao? Nguyên nhân nào tạo nên những thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc?

Bài làm

Năm 1978 Trung Quốc thực hiện cải cách nền kinh tế, những thành tựu này đã giúp vị thế Trung Quốc trở thành quốc gia có vị thế quan trọng đối với nền kinh tế thế giới.

Thành tựu kinh tế Trung Quốc đạt được là do:

+ Có nguồn lực tự nhiên đa dạng

+ Cơ sở hạ tầng phát triển

+ Nhà nước có chính sách cải cách, chiến lược

Chú trọng trong ứng dụng khoa học công nghệ.

I. Đặc điểm chung

Dựa vào nội dung mục I, hãy:

Câu hỏi 1: Trình bày những thành tựu nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc.

Bài làm

Thành tựu

- Quy mô lớn thứ 2 thế giới

- Quy mô GDP tăng nhanh liên tục

- Nền kinh tế có sự thay đổi theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Câu hỏi 2: Cho biết vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.

Bài làm

Vị thế đứng thứ hai trên thế giới

Câu hỏi 3: Phân tích nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.

Bài làm

Nguyên nhân

Thành tựu kinh tế Trung Quốc đạt được là do:

+ Có nguồn lực tự nhiên đa dạng

+ Cơ sở hạ tầng phát triển

+ Nhà nước có chính sách cải cách, chiến lược

+ Chú trọng trong ứng dụng khoa học công nghệ.

II. Các ngành kinh tế

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Dựa vào nội dung mục 1, hãy:

Câu hỏi 1: Nêu vùng sản xuất chủ yếu của một số sản phẩm nông nghiệp: lúa mì, lúa gạo, cây ăn quả, cừu, lợn.

Bài làm

- Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở khu vực đồng bằng như Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,..

- Chăn nuôi phát triển ở các tỉnh Đông Bắc, Hoa Bắc, khu tự trị phía Tây.

Câu hỏi 2: Trình bày sự phát triển của một trong ba ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của Trung Quốc.

Bài làm

Ví dụ ngành nông nghiệp:

- Ngành trồng trọt: là ngành chủ yếu trong nông nghiệp Trung Quốc, chiếm hơn 60% giá trị sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, cây lương thực giữ vị trí quan trọng. Ngoài ra, Trung Quốc còn trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây thực phẩm và cây ăn quả. Ngành trồng trọt phát triển mạnh ở các đồng bằng.

- Ngành chăn nuôi: được quan tâm phát triển. Lợn, bò và gia cầm được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng; cừu, dê được chăn thả ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Hoa Bắc và ở các khu tự trị phía Tây.

2. Công nghiệp

Dựa vào nội dung mục 2, hãy:

Câu hỏi 1: Trình bày khái quát tình hình phát triển của ngành công nghiệp ở Trung Quốc.

Bài làm

Chính sách phát triển:

+ Chuyển đổi cơ chế quản lí từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường.

+ Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư, công nghệ.

+ Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng khoa học kĩ thuật.

- Thành tựu:

+ Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới: than, thép, xi măng, phân đạm.

+ Cơ cấu:

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: chế tạo máy, điện tử,…

Duy trì phát triển các ngành công nghiệp truyền thống: hóa dầu, luyện kim,…

Câu hỏi 2: Nêu sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, điện tử - tin học và một số nhà máy thủy điện , nhiệt điện ở Trung Quốc.

Bài làm

- Phân bố:

Tập trung chủ yếu ở miền Đông, các thành phố lớn:

+ Công nghiệp hiện đại phân bố ở các trung tâm công nghiệp.

+ Công nghiệp truyền thống phân bố khắp cả nước, nhất là các vùng nông thôn.

3. Dịch vụ

Câu hỏi: Dựa vào nội dung mục 3, hãy trình bày sự phát triển của các ngành thương mại, giao thông vận tải, du lịch và tài chính ngân hàng ở Trung Quốc.

Bài làm

Thương mại

- Nội thương:

+ Thị trường nội địa là động lực quan trọng cho nền kinh tế đất nước, tiêu thụ phần lớn các sản phẩm do nền kinh tế Trung Quốc tạo ra.

+ Doanh thu bán lẻ và doanh thu từ cung ứng các dịch vụ tăng nhanh (khoảng 5 400 tỉ USD, năm 2020).

+ Các trung tâm thương mại lớn là: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Hồng Công, Thâm Quyến,...

- Ngoại thương:

+ Kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc có mức tăng hằng năm cao. Năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc lớn nhất thế giới, chiếm 11,5% toàn thế giới.

+ Có quan hệ buôn bán với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những đối tác thương mại quan trọng là: Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Hàn Quốc....

+ Trung Quốc thường là nước xuất siêu.

Giao thông vận tải

- Xây dựng được một mạng lưới giao thông hiện đại, các loại hình giao thông đều rất phát triển.

+ Hệ thống đường sắt dài hơn 130 nghìn km trong đó hơn 40 nghìn km đường sắt cao tốc có tốc độ tàu chạy trên 200 km/h.

+ Đường ô tô có khoảng 5 triệu km, trong đó có 150 nghìn km đường cao tốc (đứng đầu thế giới).

+ Đường biển phát triển mạnh phục vụ việc xuất nhập khẩu với các cảng biển lớn như: Thượng Hải, Ninh Ba - Chu Sơn, Thâm Quyến,...

+ Đường hàng không cũng rất phát triển, các sân bay có lượng hành khách và hàng hóa luân chuyển lớn nhất là Bắc Kinh, Phố Đông (Thượng Hải),...

- Hiện nay, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hạ tầng giao thông khu vực miền Tây để mở rộng quy mô và hoàn thiện mạng lưới giao thông.

Du lịch

- Trung Quốc là điểm đến hấp dẫn của nhiều khách du lịch, do có nền văn minh lâu đời, nhiều danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc nổi tiếng; cùng với sự phát triển vượt bậc về cơ sở hạ tầng du lịch,.

- Năm 2019, Trung Quốc đứng thứ 4 trong 10 quốc gia trên thế giới có nhiều lượt khách du lịch quốc tế đến nhất và đứng thứ 11 về doanh thu du lịch quốc tế.

- Các điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc là: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, bến Thượng Hải,...

Tài chính ngân hàng

- Hoạt động của ngành tài chính ngân hàng ngày càng phát triển. Doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục tăng qua các năm, đạt 1071 tỉ USD năm 2020.

- Nhiều ngân hàng nước ngoài đã thành lập công ty cổ phần hoặc 100% vốn nước ngoài để gia nhập thị trường vốn của Trung Quốc.

- Có nhiều trung tâm tài chính lớn như: Thượng Hải, Thiên Tân, Thâm Quyến.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu hỏi 1: Dựa vào bảng 27.1, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978-2020. Nêu nhận xét

Bài làm

- Vẽ biểu đồ:

Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 27

- Nhận xét: Nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2020 có sự biến động:

+ Giai đoạn 1978 - 2000 tăng trưởng GDP giảm, giảm từ 11,3% xuống chỉ còn 8,5%.

+ Giai đoạn 2000 - 2010 tăng trưởng GDP tăng đột biến, tăng từ 8,5% lên 10,6%.

+ Giai đoạn 2010 - 2019, tăng trưởng GDP lại giảm, từ 10,6% giảm xuống chỉ còn 6%.

+ Giảm mạnh nhất là từ 2019 đến 2020, trong 1 năm mà tăng trưởng GDP giảm gần 4%, từ 6% xuống chỉ còn 2,2%.

Câu hỏi 2:  Dựa vào bảng 27.4, hãy nhận xét sự thay đổi trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc giai đoạn 1978-2020.

Bài làm

- Nhìn chung giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2020 tăng đều và liên tục qua các năm, cụ thể:

+ Xuất khẩu tăng từ 6,8 tỉ USD năm 1978 lên 2727,3 tỉ USD năm 2020, trong đó giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất trong thời kì 2000 - 2010, tăng từ 253,1 tỉ USD lên 1602,5 tỉ USD, 10 năm tăng hơn 1400 tỉ USD.

+ Nhập khẩu tăng từ 7,6 tỉ USD năm 1978 lên 2357,1 tỉ USD năm 2020. Cũng tăng mạnh nhất trong thời kì 2000 - 2010, tăng từ 224,3 tỉ USD lên 1380,1 tỉ USD, 10 năm tăng hơn 1100 tỉ USD.

+ Duy chỉ có năm 1978 Trung Quốc là nước nhập siêu với giá trị nhập khẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu, còn lại từ năm 1990 cho đến nay Trung Quốc là nước xuất siêu với giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu.

Vận dụng

Câu hỏi: Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một ngành kinh tế của Trung Quốc.

Bài làm

(*) Tham khảo: Ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc

Với những mẫu ô tô có mức giá hấp dẫn, năm 2022, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc đã chuyển mình mạnh mẽ, vượt qua Đức trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn thứ hai thế giới, sau Nhật Bản. Các nhà phân tích nhận định, ngành công nghiệp ô tô châu Âu đang đứng trước cuộc cạnh tranh với Trung Quốc. Năm 2022, Trung Quốc đã xuất khẩu 3,11 triệu ô tô, tăng 54,4% so với năm trước.

Thị trường ô tô Trung Quốc có thời gian dài bị chi phối vì các thương hiệu nước ngoài như Volkswagen, General Motors, BMW và Mercedes-Benz. Tuy nhiên, vài năm gần đây, các thương hiệu nội địa như BYD và Geely phát triển nhanh chóng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Ô tô điện của Trung Quốc đã giành được thị phần đáng kể ở một số quốc gia đang phát triển và cuối cùng sẽ đưa quốc gia này lên vị trí hàng đầu trong số các nhà xuất khẩu ô tô lớn trên thế giới. Quốc gia này đã hội nhập sâu rộng vào hệ sinh thái cung ứng toàn cầu, trở thành trung tâm sản xuất và cung ứng ô tô quan trọng.

Các công ty sản xuất ô tô và linh kiện ô tô Trung Quốc đã khôi phục lại hoạt động sản xuất toàn diện, qua đó giảm nhẹ tác động của đại dịch. Nhờ sự phối hợp của các bên, chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc vẫn đang vận hành ổn định.

Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ thực hiện thêm nhiều biện pháp để ổn định và bảo vệ ngành công nghiệp ô tô, trong đó việc đảm bảo nguồn cung và nâng cao chất lượng chip nhớ được xem là ưu tiên hàng đầu.

Trung Quốc sở hữu thị trường tiêu thụ khổng lồ trong ngành công nghiệp ô tô với hơn 300 triệu chiếc xe đăng ký lưu hành tính đến cuối năm 2021, đồng thời Trung Quốc cũng đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu.

---------------------------------------

Bài tiếp theo: Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 28

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 27: Kinh tế Trung Quốc. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức, Địa 11 Kết nối tri thức.

Đánh giá bài viết
1 357
Sắp xếp theo

    Địa lý 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm