Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí lớp 6 Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà

Giải Địa lí lớp 6 Bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà Chương 5 có lời giải chi tiết cho từng bài tập bám sát chương trình học SGK. Đồng thời các đáp án giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập giải chuyên mục Địa lí 6 Cánh Diều cả năm học.

>> Bài trước: Địa lí 6 Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất 

I. Phần kiến thức mới

Câu hỏi mục 1 trang 167

1. Quan sát hình 18.1, hãy kể tên một con sông là phụ lưu và một con sông là chi lưu của sông Hồng?

2. Trình bày mối quan hệ giữa mùa lũ của con sông với các nguồn cung cấp nước sông.

3. Tại sao phải sử dụng tổng hợp nước sông hồ? Tại sao phải sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông?

Trả lời

1. Sông

- Phụ lưu của sông Hồng: sông Đà, sông Lô.

- Chi lưu của sông Hồng: Sông Đuống, sông Luộc, sông Đáy, sông Đài.

2. Chế độ nước sông

Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với các nguồn cung cấp nước sông:

- Sông có nguồn cung cấp nước là mưa: mùa lũ trùng với mùa mưa.

- Sông có nguồn cung cấp nước là băng hà, tuyết tan: mùa lũ thường vào mùa xuân và đầu hè.

- Sông có nguồn cung cấp nước là nước ngầm hoặc hồ: chế độ nước khá điều hòa.

- Sông có nhiều nguồn cung cấp nước: diễn biến lũ khó lường.

3. Sử dụng tổng hợp nước sông, hồ

- Phải sử dụng tổng hợp nước sông, hồ vì nó góp phần khai thác tốt nhất các giá trị của sông, hồ, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường nước và phát triển bền vững.

- Cần sử dụng tiết kiệm và bảo vệ chất lượng nước sông, hồ vì nước, sông hồ là nguồn tài nguyên có hạn, trong khi đây là nguồn cung cấp nước ngọt rất quan trọng cho con người trong sinh hoạt và sản xuất.

Câu hỏi mục 2 trang 168

1. Quan sát hình 18.2, hãy cho biết điều kiện để hình thành nước ngầm? Tại sao cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm?

2. Hãy nêu tầm quan trọng của băng hà.

Trả lời

1. Nước ngầm

- Điều kiện để hình thành nước ngầm:

+ Nước mưa hay tuyết tan ngấm xuống đất và xuống sâu qua các tầng đá.

+ Bên dưới tầng chứa nước là đất sét hoặc vật liệu mịn không có khả năng thấm nước (tầng không thấm nước).

=> Tầng nước ngầm nằm giữa hai tầng không thấm nước.

- Cần sử dụng tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nước ngầm vì nước ngầm có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất:

+ Khai thác làm nước khoáng đóng chai hay tắm chữa bệnh tại các khu du lịch nghỉ dưỡng.

+ Ở các vùng khô hạn, nước ngầm trở thành nguồn tưới, biến hoang mạc thành những vùng nông nghiệp trù phú.

2. Băng hà

Tầm quan trọng của băng hà:

- Băng hà giữ tới 99% lượng nước ngọt trên thế giới.

- Băng tan là nguồn cung cấp nước quan trọng cho nhiều sông lớn như: sông Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công...

II. Phần Luyện tập, vận dụng

Luyện tập 1 trang 169

Hãy kể tên các bộ phận của một dòng sông lớn. Lấy ví dụ.

Trả lời

- Sông lớn thường có: phụ lưu và chi lưu.

+ Phụ lưu là các sông nhỏ đổ vào dòng chính, cung cấp nước cho sông chính.

+ Chi lưu là các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

- Ví dụ: Sông Hồng

- Phụ lưu: sông Đà, sông Lô, sông Chảy...

- Chi lưu: sông Nhuệ, sông Trà Lý,...

Luyện tập 2 trang 169

Tại sao nói: Ở vùng khí hậu nhiệt đới, chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa?

Trả lời

- Khí hậu ở vùng nhiệt độ chia thành hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nên nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông là nước mưa.

- Do đó, mùa mưa sẽ cung cấp nhiều nước cho sông và ngược lại mùa khô, sông được cung cấp ít, nên chế độ nước phụ thuộc vào chế độ mưa.

Vận dung 1 trang 169

Hãy cho biết một số biện pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm nước sông, hồ?

Trả lời

- Xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt đúng cách trước khi xả ra môi trường.

- Nước thải từ các khu công nghiệp, y tế cần phải xử lý cẩn thận, đúng theo quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài.

- Sử dụng tiết kiệm nước và biết tận dụng những nguồn nước tự nhiên như nước mưa.

- Hướng đến nông nghiệp xanh, hạn chế thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

- Mỗi chúng ta tự giác nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ nguồn nước sạch.

Vận dụng 2 trang 169

Hãy lấy ví dụ để thấy được việc sử dụng kết hợp nước sông, hồ ở nước ta?

Trả lời

Ví dụ việc sử dụng kết hợp nước sông hồ:

Việc xây dựng hồ thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, ngoài mục đích chính để sản xuất điện, nước trong hồ còn phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch.

>> Bài tiếp theo: Địa lí lớp 6 Bài 19: Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

Trên đây là toàn bộ lời giải Địa lí 6 bài 18: Sông. Nước ngầm và băng hà. Tham khảo chuyên mục sác Địa lý 6 khác như: Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Địa lí 6 sách Chân Trời Sáng Tạo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới chương trình GDPT cho các bạn cùng tham khảo.
Đánh giá bài viết
1 103

Địa lí 6 Cánh Diều

Xem thêm