Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Địa lí 6 bài 7 Chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí

Địa lí 6 bài 7 Chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi, nội dung trả lời bám sát chương trình học. Các em học sinh củng cố các kiến thức và ôn tập lại toàn bộ chương trình qua chuyên mục: Địa lí 6 Cánh Diều cả năm học.

>> Bài trước: Địa lí 6 bài 6 Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí

I. Phần mở đầu

Chúng ta quan sát thấy cuộc sống cứ diễn ra theo chu kì hằng năm. Năm nào cũng mở đầu bằng Tết đến xuân về, rồi một kì nghỉ hè với tiếng ve kêu rộn ràng và rợp trời hoa phượng đỏ, một mùa tựu trường hân hoan, rồi lại mong đợi Tết đến xuân về. Cứ thế một năm qua đi thật nhanh. Tại sao lại thế nhỉ?

II. Phần kiến thức mới

1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

Địa lí 6 bài 7 Cánh Diều

Câu hỏi Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 127

Quan sát hình 7.1 hãy:

  • Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
  • Nhận xét trục của Trái Đất trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời

Gợi ý trả lời

  • Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình Elip gần tròn.
  • Nhận xét: Khi chuyển động quanh Mặt trời, trục Trái Đất nghiêng một góc không đổi là 66o33′ so với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi trong suốt quá trình chuyển động.

2. Các mùa trên Trái Đất

Câu hỏi Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 128

Hãy cho biết từng bức ảnh trong hình 7.2 thể hiện mùa nào. Dựa vào đâu mà em khẳng định như vậy?

Địa lí 6 bài 7 Cánh Diều

Gợi ý trả lời

Bức ảnh trong hình 7.2 cho thấy:

  • Ảnh A là mùa xuân
  • Ảnh B là mùa hè
  • Ảnh C là mùa thu
  • Ảnh D là mùa đông

=> Em dựa vào lượng ánh nắng và sự biến đổi của thực vật trong từng bức ảnh để khẳng định.

Câu hỏi Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 129

Đọc thông tin và quan sát hình 7.3, hãy cho biết:

Địa lí 6 bài 7 Cánh Diều

  • Ngày 23/9, nhiệt độ và ánh sáng trên bề mặt Trái Đất được phân phối như thế nào?
  • Ngày 22/12, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào giữa trưa ở vĩ tuyến nào trên Trái Đất?

Gợi ý trả lời

  • Ngày 23/9 nhiệt độ và ánh sáng trên bề Mặt Trái Đất phân phối đều ở cả hai nửa cầu.
  • Ngày 22/12, Mặt Trời chiếu thẳng góc vào giữa trưa ở vĩ tuyến 23o27'B trên Trái Đất.

Câu hỏi Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 129

Hãy xác định các mùa ở vùng ôn đới bán cầu Nam trong các khoảng thời gian: Từ ngày 21/3 đến ngày 22/6, từ ngày 22/6 đến ngày 23/9, từ ngày 23/9 đến ngày 22/12, từ ngày 22/12 đến ngày 21/3

Gợi ý trả lời

Các mùa ở vùng ôn đới bán cầu Nam:

  • Từ ngày 21/3 đến ngày 22/6: Mùa thu
  • Từ ngày 22/6 đến ngày 23/9: Mùa đông
  • Từ ngày 23/9 đến ngày 22/12: Mùa xuân
  • Từ ngày 22/12 đến ngày 21/3: Mùa hạ

3. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa

Câu hỏi Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 130

Quan sát hình 7.4, hãy nhận xét độ dài ngày - đêm ở hai chí tuyến vào ngày 22/6

Địa lí 6 bài 7 Cánh Diều'

Gợi ý trả lời

Nhận xét độ dài ngày - đêm ở hai chí tuyến ngày 22/6:

  • Chí tuyến Bắc: Bị che khuất nên có đêm dài nhất trong năm.
  • Chí tuyến Nam: Được Mặt trời chiếu sáng nên có ngày dài nhất trong năm.

Câu hỏi Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 131

Quan sát hình 7.5, hãy chứng minh càng xa xích đạo, vào mùa nóng, ngày dài đêm ngắn, còn vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài.

Địa lí 6 bài 7 Cánh Diều

Gợi ý trả lời 

Chứng minh: Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau. Càng xa xích đạo thì thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

Vào mùa hạ, càng đi về phía cực ngày càng dài ra và đêm ngăn lại. Mùa đông ngược lại, càng đi về phía cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn.

III. Phần luyện tập và vận dụng

1. Luyện tập Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 131

Câu 1. Trong các ngày 21/3, 22/6, 23/9 và 22/12, tia sáng mặt trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc vào các vĩ tuyến nào trên Trái Đất? Tại sao?

Gợi ý trả lời

  • Ngày 21/3, 22/6 mặt trời buổi trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23o27′B vì lúc đó bán cầu Bắc ngả về phía Mặt trời.
  • Ngày 23/9, 22/12 mặt trời buổi trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23o27′B vì lúc đó bán cầu Nam ngả về phía Mặt trời.

2. Vận dụng Địa lí 6 sách Cánh Diều trang 131

Câu 2: Dưới đây là một đoạn hội thoại giữa bạn Huy và chị:

- Chị bạn Huy: Cuối tháng 12 chị sẽ đi công tác ở Ô-xtrây-li-a hai tuần nhé Huy.

- Bạn Huy: Chị nhớ mang theo nhiều áo ấm vào nhé. Cuối tháng 12 sẽ rét lắm đấy.

- Chị bạn Huy: Không lo đâu em, cuối tháng 12 thì Ô- xtrây-li-a lại nóng rồi.

Theo em, chị bạn Huy nói đúng không? Vì sao?

Gợi ý trả lời

Theo em, chị bạn Huy nói đúng vì Ô-xtrây -li-a thuộc Nam bán cầu. Mà vào tháng 12, Nam bán cầu được mặt trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Vì vậy lúc này Nam bán cầu là mùa nóng -> Ô-xtrây -li-a là mùa nóng.

Câu 3: Tục ngữ ta có câu:

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối

Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?

Trong ba thành phố Hà Nội (21o01'B), Huế (16o24'B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10o47'B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố nào? Tại sao?

Gợi ý trả lời

Câu tục ngữ liên quan đến hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.

  • Tháng 5 là thời kì mùa hè ở Việt Nam ( bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Bắc xuống Xích đạo nên ngày dài hơn đêm.
  • Tháng 10 là thời kì mùa đông ở Việt Nam (bán cầu Bắc), lúc này bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, Mặt Trời di chuyển từ chí tuyến Nam xuống Xích đạo nên có ngày ngắn hơn đêm.

Trong ba thành phố Hà Nội (21o01'B), Huế ((16o24'B) và Thành phố Hồ Chí Minh (10o47'B), hiện tượng nêu trong câu tục ngữ trên thể hiện rõ nhất ở thành phố Hà Nội vì Hà Nội có vĩ tuyến xa xích đạo hơn so với Huế và TP. HCM. Và khi càng xa xích đạo thì độ dài ngày đêm chênh lệch càng nhiều.

>> Bài tiếp theo: Địa lí 6 bài 8 Xác định phương hướng ngoài thực địa Cánh Diều

Trên đây là toàn bộ lời giải Địa lí 6 bài 7 Trái Đất trong hệ Mặt trời. Hình dạng và kích thước của Trái Đất. Tham khảo chuyên mục sác Địa lý 6 khác như: Địa lí 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Địa lí 6 sách Chân Trời Sáng Tạo theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới chương trình GDPT cho các bạn cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

Toàn bộ tài liệu trên đây là Tải miễn phí cho các thầy cô và các em cùng theo dõi.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lí 6 Cánh Diều

    Xem thêm