Định luật Murphy là gì?

Định luật Murphy là gì? Bạn có biết định luật Murphy có ý nghĩa gì không? Hãy cùng VnDoc tham khảo bài viết ngày hôm nay để tìm hiểu về định luật Murphy hay còn gọi là định luật bánh bơ nhé.

"Định luật Murphy" hay còn gọi là “định luật đầu độc” hay “định luật bánh bơ” do sĩ quan không quân Mỹ Edward A. Murphy sáng tạo ra sau một loạt vấn đề và rắc rối xảy ra tại một sân hay quân sự ở California.

Dựa trên “nền tảng của sự ngẫu nhiên”, định luật này được đưa ra chỉ với một câu ngắn gọn là: ”Nếu có hai hay nhiều cách để làm một việc gì thì một trong các tình huống có thể đi đến thảm họa thì sự việc thường xảy ra theo chiều hướng đó” (If there are two or more ways to do something, and one of those ways can result in a catastrophe, then someone will do it).

Định luật Murphy cơ bản:

"Nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra, và vào thời điểm TỆ NHẤT."

Ví dụ:

- Bạn đang xếp hàng tính tiền trong siêu thị, thấy quầy bên cạnh tính tiền nhanh hơn, bạn bỏ qua quầy đó chờ tính tiền, nhưng đến lượt bạn, máy tính tiền bị hư.

- Bạn thường quên chìa khóa phòng vào ngày những người chung phòng đều không có ở nhà.

Câu chuyện bánh mì và bơ

Vào năm 1949, chuyên gia tên lửa Edward A. Murphy tiến hành một thí nghiệm có vẻ “hài hước” nhưng khá thuyết phục khi dùng bánh sandwich, phết lên đấy một lớp bơ thơm lừng rồi thả rơi tự do. Trong nhiều lần, miếng bánh đều tiếp đất bằng phần ngon nhất (tức là mặt có dính bơ). Vì vậy, định luật này còn được nhiều người biết đến dưới cái tên "Định luật bánh bơ".

Định luật Murphy

Ý nghĩa của Định luật Murphy:

Giúp dự đoán tất cả các tình huống xấu nhất có khả năng xảy ra. Khoa học đã chứng minh, cảm giác mất kiểm soát là nhân tố quyết định tạo ra căng thẳng. Nhờ tiên liệu trước, ta có thể chuẩn bị tâm lý đối mặt với những tình huống xấu nhất có thể, cũng như tính toán các giải pháp để phòng tránh và hạn chế các tình huống xấu đó.

Sau đây là một số định luật cụ thể suy ra từ định luật Murphy:

  1. Nếu bạn để mặc các vấn đề, chúng sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn.
  2. Khi bạn dự định bắt tay vào làm việc gì, thế nào bạn cũng có một việc khác phải làm trước.
  3. Không có gì đơn giản như là thoạt tiên bạn tưởng.
  4. Mọi việc đều tốn nhiều thời gian hơn là bạn nghĩ.
  5. Nếu có nhiều điều có thể xảy ra, thường thì điều tệ hại nhất sẽ xảy ra.
  6. Thiên nhiên luôn vạch ra những sai lầm đang được con người cố tình che giấu.
  7. Mọi việc bao giờ cũng tốn kém hơn là bạn trù tính.
  8. Dính líu vào một vụ việc bao giờ cũng dễ hơn là thoát khỏi việc đó.
  9. Không thể nào khiến cho mọi việc “thật rõ ràng, đến anh ngốc cũng hiểu” được bởi vì những anh ngốc lại rất thông minh.
  10. Mỗi một giải pháp lại phát sinh ra một vấn đề mới.
  11. Hay đến đâu mà nhiều quá cũng sẽ nhàm chán.

12.Nếu bạn tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người, thế nào cũng sẽ có người mất lòng.

  1. Nếu bạn làm dối trong một thời gian dài, thế nào cũng có lúc vỡ lở.
  2. Khi bạn thử làm cho mọi việc thật rõ ràng dễ hiểu, bạn chỉ khiến mọi người rối trí.
  3. Nói rằng có 50% khả năng thành công nghĩa là có 75% khả năng thất bại.
  4. Không có hai vật gì có thế thay thế được cho nhau một cách hoàn hảo.
  5. Trong mọi con tính, những con số có vẻ hiển nhiên đúng lại chính là nguyên do dẫn đến sai lầm.
  6. Nếu có nhiều người cùng mắc lỗi trong một việc, trách nhiệm sẽ chẳng thuộc về ai cả.
  7. Nếu bạn chưa tìm thì cũng chưa có gì bị mất cả.
  8. Nếu có 3 sự kiện có thể xảy ra trong vòng vài tháng thì rất có thể chúng sẽ xảy ra trong cùng một buổi tối và rất có thể sẽ là tối... hôm nay.

Ứng dụng:

  1. Luật gia vị: "20% khác biệt thêm vào bên trong tạo nên 80% sự khác biệt bên ngoài". Gia vị chỉ thêm vào 2 phần về lượng nhưng có thể gây ra phản ứng huy động 80% năng lượng của những thứ khác.
  2. Luật nghệ thuật (Nghệ sĩ Woody Allen): "Thành công của cuộc đời là 20% nghệ thuật và 80% thể hiện". Có thể nghiệm ra Thể hiện là những tình huống lãnh đạo quản lý còn Nghệ thuật là tri thức, kỹ năng giúp ta sử dụng trong các tình huống.
  3. Luật uy tín. Giữ lời hứa đóng vai trò 80% cơ hội vay tiếp
  4. Âm dương hài hòa có nghĩa là 20% dương và 80% âm.
  5. Dành 20% sức lực làm thật tốt một điều cho một người có thể giành được 80% sự tự do khỏi người đó. Ví dụ như dành 20% thời gian quan tâm tình cảm người yêu sẽ có 80% thời gian tự do.
  6. 20% nguồn lực được khai thác còn 80% là lãng phí, chưa khai thác tốt.
  7. Thực hiện được 80% mục tiêu và phát sinh 20% vấn đề khác.
  8. Tội lỗi là 20% bẩm sinh và 80% do đào tạo
  9. Hợp lý hóa 20% bên ngoài sử dụng được 80% nguồn lực bên trong; Hợp lý hóa 20% nguồn lực bên trong sử dụng được 80% nguồn lực bên ngoài.
  10. Khi nói có 60% cơ hội thành công nghĩa là cùng lắm chỉ có 40%
  11. Để nhận được 10 đồng đầu tư cần có 2 đồng vốn đối ứng. 2 đồng đó chỉ nhằm thuyết phục về khả năng làm tăng khả năng sinh lợi của 8 đồng còn lại. Có thể 2 đồng rồi sẽ rơi vãi nhưng 8 đồng sẽ dùng đúng cho sáng tạo và thực hiện.
Đánh giá bài viết
3 4.302
Sắp xếp theo

Hỏi - Đáp thắc mắc

Xem thêm