Xử Nữ GDCD Lớp 8

Tuân thủ pháp luật là gì?

Tuân thủ pháp luật được hiểu là?

3
3 Câu trả lời
  • Bánh Tét
    Bánh Tét

    Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm. Tuân thủ pháp luật mang tính chất bắt buộc.

    Ví dụ, quy định tại Điều 89 – Luật Đấu thầu năm 2013 quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu, cụ thể:

    “ 1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

    2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

    3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

    a) Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

    b) Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

    c) Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

    4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

    a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ nào;”

    Do đó, khi tham gia đấu thầu các chủ thể không thực hiện những hành vi cấm nêu trong Điều khoản nêu trên có nghĩa là các chủ thể đang tuân thủ pháp luật.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 24/03/22
    • Củ Gấu
      Củ Gấu

      Tuân thủ pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật, trong đó tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiểm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật. Ví dụ: không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu…

      Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ không tiến hành hoạt động này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động. Chẳng hạn, sinh viên không trao đổi bài trong khi làm bài kiểm tra.


      Thực hiện pháp luật được hiểu là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất đính nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

      0 Trả lời 24/03/22
      • chang
        chang

        Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm. Tuân thủ pháp luật mang tính chất bắt buộc.

        – Hình thức thể hiển: Thường thế hiện dưới dạng những quy định cấm đoán. Tức quy phạm không bắt buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định.

        – Đối tượng thực hiện: Là mọi chủ thể.

        – Bản chất: Tuân thủ pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng hành vi không hành động.

        Hiện nay có 04 hình thức thực hiện pháp luật, ngoài tuân thủ pháp luật ra 03 hình thức còn lại bao gồm:

        – Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác nay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình.

        – Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được.

        – Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lý những vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của mình.

        0 Trả lời 24/03/22

        GDCD

        Xem thêm