Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn”

Văn mẫu lớp 8: Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn” dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo các bài Ngữ văn 8 nhằm củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

1. Chứng minh câu tục ngữ "Nước chảy đá mòn” mẫu 1

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì những câu tục ngữ luôn luôn được đánh giá chính là sự thông minh, trí tuệ của người xưa. Các câu tục ngữ chính là sự đúc kết kinh nghiệm cũng như óc thông minh của các bậc tiền nhân qua cả một quá trình quan sát thực tế. Sau đó những kết quả như được ghi nhận lại bằng những câu nói ngắn gọn và mang nhiều bài học. Một trong những sự quan sát tinh tế về các hiện tượng tự nhiên của người xưa nổi lên đó chính là câu “Nước chảy đá mòn”.

Người xưa trong quá trình tương tác với tự nhiên, trong quá trình lao động sản xuất để có thể làm ra của cải thì cũng đã có những quan sả đúng. Người xưa quan sát để đúc kết lại những bài học để cho người sau làm theo. Và thông thường những sự quan sát lặp đi lặp lại cũng rất lâu thì họ mới có thể đúc kết ra những câu nói tuy thật ngắn gọn – tục ngữ. Câu nói: “Nước chảy đá mòn” thực tế đó chính là một hiện tượng hóa học. Ta như biết được rằng thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Hơn nữa thành phần hóa học có trong không khí có khí CO2 nên nước hòa tan một phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học có phương trình phản ứng như sau: CaCO3 + CO2 + H2O <-> Ca(HCO3)2

Khi mà dòng nước chảy dường như đã mang trong mình cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng trên thì cũng như sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả mang lại được đó cũng chính là sau một thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần cho đến nhẵn nhụi. Và đây là một hiện tượng phổ biến khi ta đi tới các con suối khi có dòng nước chảy qua.

Trên đây cũng chính là nét nghĩa đen của câu tục ngữ đặc sắc, rất ngắn gọn “Nước chảy đá mòn”. Nhưng nếu như câu tục ngữ mà nó chỉ dừng lại như thế thì sao lại nói được các bậc tiền nhân xưa kia rất tinh tế. Dựa vào hiện tượng tự nhiên mà người xưa quan sát được như ý muốn nói qua hình ảnh quen thuộc này đó chính là bài học răn dạy con người. Hình ảnh nước luôn luôn vận động và thật mềm mại, chảy quanh những tảng đá thoạt nhìn ta như thấy không có một tác động dễ nhận thấy nào cả. Nhưng lâu dần thì những tảng đá kia lại như đã bị bào mòn đi đáng kể.

nước chảy đá mònQua đó ông cha ta như muốn răn dạy con người đó chính là cần cù làm việc thì ắt có thành công. Những việc chúng ta làm bây giờ dường như không thành công được ngay, nhưng điều đó không minh chứng được chúng ta không đạt được kết quả. Mà đó chỉ là chưa thành công mà thôi. Đừng nản chí mà hãy tiếp tục chăm chỉ làm những việc nhỏ giống như “kiến tha lâu cũng đầy tổ”. Hãy thật cần cù và luôn có được chí bền, lúc đó thì thành công mới đến được. Cứ coi nước là một thứ chất lỏng, mềm mại tưởng không có những tác động gì to lớn. Nhưng cũng chính dòng nước đó lại cứ chảy nó lại có sức mạnh to lớn mà chưa chắc đao to búa lớn đã có thể là mòn tảng đá to kia được. Mọi việc trong đời cũng vậy, luôn cần những sự chăm chỉ và cần cù thì mới có được thành công. Bài học của câu tục ngữ này thật sâu sắc. Lấy hình ảnh, hiện tượng của thiên nhiên để như lại nói về chính cuộc sống của con người. Khuyên dạy con người sống sao cho cần cù để có được thành công.

Câu tục ngữ đặc sắc và rất ngắn gọn “Nước chảy đá mòn” thực sự chính là bài học sâu sắc cho mỗi con người chúng ta khi sống trong cuộc đời này. Ta như thêm yêu, thêm quý trọng hơn những câu tục ngữ răn dạy con người của các bậc tiền nhân xưa kia.

2. Chứng minh câu tục ngữ "Nước chảy đá mòn” mẫu 2

Để có thể thành công trong học tập và mọi lĩnh vực của đời sống cần có một lòng kiên trì, một ý chí mãnh liệt, sự cần cù chịu khó về công việc mà mình đang làm. Như vậy mới có thể thành công được. Như ông cha ta đã nói “Nước chảy đá mòn” là một câu tục ngữ có ẩn chứa ý nghĩa như vậy.

Nước chảy đá mòn với chúng ta chẳng có gì là xa lạ phải không? Trong tự nhiên chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hình ảnh như vậy. Đây cũng là một phản ứng hóa học mà trong trường chúng ta đã được học. Còn trong tự nhiên thì ở các dòng suối, các con sông chúng ta có thể thấy rất nhiều những hình ảnh minh họa vô cùng phong phú. Những viên đá với đầy đủ kiểu dáng khác nhau. Từ to tới nhỏ, trơn bóng nằm ở dìa các con suối hay trong lòng suối cũng có. Hay những hang đá vôi tự nhiên được nước biển bào mòn. Nhưng chúng ta cần phải biết rằng quá trình làm mòn đá của nước là một quá trình vô cùng lâu dài. Nó phải trải qua thời gian rất lâu để có thể bào mòn được những viên đá với những hình dạng khác nhau như vậy.

Câu tục ngữ như nhắc chúng ta răng, trong cuộc sống chúng ta hay giống như những dòng nước. Và hãy ví việc mình cần làm như những viên đá vậy. Từ lúc bắt đầu “viên đá” sẽ rất thô ráp, khó có thể bào mòn được dù chỉ là một chút. Nhưng rồi qua thời gian, với quá trình không ngừng bào mòn thì viên đá một ngày nào đó sẽ trở nên đẹp đẽ . Như công việc của chúng ta vậy, lúc đầu khi bắt tay vào công việc. Sẽ là muôn vàn khó khăn gian khổ đẩy lùi bước tiến của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta lùi bước, chúng ta sẽ thất bại. Chỉ có không ngừng “ bào mòn” công việc chúng ta mới gặt hái được thành công. Đây là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, tính cần cù chăm chỉ rất lớn.

Có thất bại thì mới có thành công. Nếu không nỗ lực hết mình vì công việc, siêng năng chịu khó vì công việc thì sao chúng ta có thể gặt hái được thành quả như mong muốn cơ chứ. Chỉ cần chăm chỉ chịu khó làm việc thì thành công sẽ đến với chúng ta. Cho dù có thất bại thì chúng ta vẫn là người thành công. Vì thành công ở việc chúng ta đã nỗ lực hết mình để làm công việc đó. Và hơn hết có thất bại mới có thành công được. Vì nếu chỉ có thành công không thôi con đường của chúng ta quá bằng phẳng quá dễ đi thì sao có thể giống như những viên đá to lớn kia được. Công việc của chúng ta cũng vậy, có những việc chỉ là những “viên đá” nhỏ bé, cũng có những việc là cả một viên đá khổng lồ hoặc rất nhiều viên đá khổng lồ. Chúng ta cần từ từ từng bước một mài dũa từ nhỏ tới lớn. Là một quá trình không ngừng miệt mài chăm chỉ làm việc. Nhất định chúng ta sẽ thành công.

Câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn” cũng giống như câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chúng ta cũng có thể thấy được. Một cục sắt để mài thành một cây kim cần phải là một quá trình dài như thế nào. Cần phải có sự kiên trì như thế nào mới có thể làm được. Chính vì thế, những người có chí ắt hẳn sẽ thành công. Chỉ cần không ngừng cố gắng, chăm chỉ, cần cù hăng say trong công việc thì chắc chắn chúng ta sẽ đạt được những điều tuyệt vời trong cuộc sống. Dù đá có to tới đâu đi chăng nữa cũng không thể ngăn cản bước chân của chúng ta. Dù đường có dài tới đâu đi chăng nữa, dù chông gai, bão táp cũng chỉ cần kiên trì chúng ta nhất định sẽ đi tới cuối cùng. Để rồi cuối con đường là ánh hào quang đang đợi. Nhưng khi thực hiện công việc cũng đừng quá nóng vội để rồi hấp tấp hỏng việc, cứ từ từ mà làm từng bước một.

Câu tục ngữ là lời dạy bảo con cháu về đức tính cần cù chịu khó siêng năng trong công việc thì có thể làm được bất cứ điều gì. Và làm việc gì cũng chắc chắn thành công.​

3. Chứng minh câu tục ngữ "Nước chảy đá mòn” mẫu 3

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu được hình thành từ những quan sát tinh tế những hiện tượng tự nhiên của ông cha ta. Từ đó đúc kết thành một câu tục ngữ ngắn gọn, mang những bài học sâu sắc và cần thiết cho mỗi chúng ta, Điển hình đó là câu: “Nước chảy đá mòn”.

Chúng ta có thể thấy “nước chảy là hiện tượng hết sức tự nhiên và thường gặp trong cuộc sống. “Đá mòn” nhờ tác động của “nước chảy” đây là một phản ứng hóa học diễn ra giữa nước, không khí và đá diễn ra khiến đá trải qua thời gian dài sẽ chịu tác động đó là bị bào mòn. Dựa vào hiện tượng tự nhiên đó ông cha ta đã có những liên tưởng, so sánh với phẩm chất của con người. Như chúng ta biết nước chảy phải trải qua thời gian rất dài thì đá mới bào mòn bởi phản ứng hóa học giữa các chất trong đó diễn ra chậm, ở mức độ nhẹ. Qua đó cho chúng ta liên tưởng tới ý chí, đức tính kiên trì của con người.

Thực tế đã chứng minh điều đó hoàn toàn đúng đắn. Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc để bảo vệ và thống nhất đất nước khi chúng ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần cả về thế và lực. Khi ấy chiến thắng đối với chúng ta mà nói là sự vọng tưởng xa vời giống như viên đá trường tồn cùng thời gian, chúng ta không thể trở mình. Nhưng không, nhờ có sự kiên trì, chờ có ý chí quyết tâm cùng với tinh thần đoàn kết của dân tộc khiến cuộc đấu tranh của ta trở thành làn sóng mang sức mạnh to lớn có thể lật đổ được mọi thứ để giành chiến thắng. Chúng ta đã trải qua những cuộc trường kỳ kháng chiến, đã bền gan, vững chí trước những khó khăn chồng chất, trước những hy sinh mất mát không thể nào kể xiết. Nhờ đó mà ngày nay chúng ta được sống và học tập trong nền hòa bình, trong niềm hạnh phúc.

Con đường đi tới thành công của mỗi người không phải lúc nào cũng bằng phẳng mà trái lại chứa đựng rất nhiều chông gai, thử thách. Có những việc mà muốn đạt được thì cần phải đối mặt với nhiều khó khăn, ai có thể vững bước đối mặt, ai có thể kiên trì khi nhiều lần vấp ngã? Có những việc mà chúng ta không thể làm một lần, trong một thời gian ngắn là có thể hoàn thành mà đòi hỏi thời gian lâu dài, thậm chí không thể biết trước giới hạn thời gian. Khi ấy kiên trì, bước đi từng bước một, không thoái chí, nản lòng thì mới có hy vọng thành công. Chúng ta cần phải liên tưởng đến hình ảnh dòng nước chảy mềm mại nhưng có thể mài mòn cả sỏi đá để thấy được vai trò của sự cần cù, sự kiên trì trong cuộc sống.

Kế thừa và phát huy quan niệm của người xưa, Bác Hồ cũng có lời khuyên với thế hệ trẻ:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Đó còn là những kinh nghiệm trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đúc kết thành. Con người khi đứng giữa thiên nhiên, khi so sánh với núi và biển thì rất nhỏ bé mà việc đào núi, lấp biển là những việc khó khăn, gian khổ và không thể nào mà hoàn thành trong một thời gian ngắn được. Tuy nhiên chỉ cần “quyết chí” thì không có việc gì có thể làm khó cho bản thân chúng ta. Không phải những việc lớn lao mới cần ý chí, sự kiên trì mà ngay từ khi còn cắp sách tới trường chúng ta cũng cần học tập đạo lý “Nước chảy đá mòn”. Đối với những bạn tiếp thu chậm thì việc chăm chỉ học tập, tích lũy kiến thức từ từ sẽ đem lại hiệu quả hơn là sự nhồi nhét. Nhưng nếu bản thân những người tiếp thu chậm ấy lại nản lòng, e ngại trước những bạn hơn mình thì họ sẽ không bao giờ khá hơn được. Vậy nên ông cha ta có lời khuyên rằng: “Cần cù bù thông minh”.

Qua câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn” ông cha ta đã đem đến cho thế hệ sau một bài học kinh nghiệm hết sức sâu sắc. Mỗi chúng ta cần phải biết rằng trong cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thử thách, để đạt được thành công thì mỗi người không chỉ cần trang bị cho mình những tri thức của nhân loại mà còn cần phải có ý chí, sự kiên trì, quyết tâm. Có như vậy ta sẽ đạt được kết quả tốt và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu lớp 8: Em hãy chứng minh câu tục ngữ “Nước chảy đá mòn”cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm