Giá trị tài liệu

Giá trị tài liệu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Giá trị tài liệu

Trong lĩnh vực chính trị, tài liệu lưu trữ có thể sử dụng làm bằng chứng để chứng minh chủ quyền lãnh thổ của từng địa phương và của quốc gia; giải quyết các vấn đề tranh chấp, xung đột về biên giới, lãnh thổ, cơ sở thờ tự của các tôn giáo… Mặt khác tài liệu lưu trữ là kho tư liệu để các cơ quan chức năng các cấp nghiên cứu về đường lối, chính sách trong các lĩnh vực quân sự, ngoại giao…, từ đó có những tổng kết, đánh giá những thành tựu cũng như những tồn tại hạn chế để xác định phương hướng nhiệm vụ và đường lối chính sách phù hợp cho từng giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt tài liệu lưu trữ cũng là bằng chứng tố cáo âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; tố cáo tội ác chiến tranh của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, Pônpốt Iêng sơri (Khơmer đỏ). Ngoài ra tài liệu lưu trữ còn là nguồn thông tin đáng tin cậy hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như phục vụ công tác phòng, chống và điều tra, truy tìm tội phạm. Việc nghiên cứu hồ sơ của nhiều vụ án cũng giúp các cơ quan chức năng tìm ra quy luật hoạt động của các băng nhóm tội phạm để có biện pháp ngăn chặn và điều tra xử lý.

Như vậy có thể nói trong lĩnh vực chính trị tài liệu lưu trữ có vai trò hết sức to lớn, thực sự vô giá, không thể đo, đếm bằng tiền bạc.

Trong lĩnh vực kinh tế, các thông tin trong tài liệu lưu trữ thường xuyên được khai thác và sử dụng để phục vụ cho việc xây dựng các đề án, kế hoạch phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng vùng; phục vụ việc quy hoạch phát triển các vùng kinh tế trọng điểm như vùng kinh tế Biển - Hải đảo tây Sông Hậu, tứ giác Long Xuyên hay vùng U Minh Thượng… Để có những kế hoạch hoặc đề án quy hoạch phù hợp và khả thi, các cơ quan quản lý không thể không khai thác các thông tin có trong tài liệu lưu trữ như các số liệu thống kê về tình hình kinh tế, xã hội của địa phương, số liệu về dân số và điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng…

Các thông tin trong tài liệu lưu trữ còn được khai thác để phục vụ việc tìm kiếm và khai thác các tài nguyên, khoáng sản. Việc khai thác và sử dụng các thông tin trong tài liệu lưu trữ đã giúp cho Nhà nước tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. Ngoài ra đối với các cơ quan, tổ chức kinh tế (gọi chung là doanh nghiệp), tài liệu lưu trữ còn là kho tàng thông tin về công nghệ, kinh nghiệm, bí quyết sản xuất, kinh doanh. Hiện nay trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế và bước vào nền kinh tế thị trường, việc khai thác tài liệu lưu trữ sẽ giúp các doanh nghiệp tham khảo và áp dụng được nhiều công nghệ hiện đại, nhiều kinh nghiệm quản lý để đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, thông tin trong tài liệu lưu trữ được khai thác và sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu văn hóa của các dân tộc, văn hóa vùng, miền. Những nghiên cứu về văn hóa dựa trên cơ sở các thông tin từ tài liệu lưu trữ đã góp phần giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới. Tài liệu lưu trữ còn được các nhà biên kịch, đạo diễn phim, sân khấu khai thác sử dụng để xác định bối cảnh xã hội, thiết kế trang phục, đạo cụ cho các bộ phim, vở kịch của từng thời kỳ lịch sử khác nhau…

Tài liệu lưu trữ còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực quản lý xã hội, vì nó cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu định hướng các chính sách về tôn giáo, dân tộc. Ngoài ra tài liệu lưu trữ còn cung cấp những thông tin đáng tin cậy để Đảng, Nhà nước giải quyết các chế độ chính sách cho những người có công, những đối tượng xã hội, vì các tài liệu lưu trữ có liên quan đến: hồ sơ liệt sỹ, thương binh, hồ sơ cán bộ đi B…

Trong lĩnh vực giáo dục, tài liệu lưu trữ luôn luôn là nguồn thông tin có nhiều giá trị. Cũng như trong lĩnh vực kinh tế, để xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục, các nhà quản lý giáo dục không thể không khai thác các số liệu thống kê về dân số, về chương trình và kết quả đào tạo. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục truyền thống, giá trị của tài liệu lưu trữ đã được phát huy tích cực.

Đối với sự nghiệp y tế, nếu biết khai thác và sử dụng các hồ sơ bệnh án trong các bệnh viện, chúng ta có thể nghiên cứu diễn biến và biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau để đề ra các biện pháp phòng ngừa, điều trị, nhất là các loại dịch bệnh phức tạp như hiện nay.

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tài liệu lưu trữ cũng có những giá trị đặc biệt, vì tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học là một yêu cầu bắt buộc. Hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học trên từng lĩnh vực cụ thể, đều phải tìm hiểu về tình hình và những kết quả nghiên cứu có liên quan của những người đi trước. Vì thế các đề tài nghiên cứu khoa học về tự nhiên và xã hội, sau khi được ứng dụng vào thực tiễn đều được lưu trữ lại và trở thành tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo.

Đối với hoạt động quản lý, tài liệu lưu trữ là nguồn thông tin không thể thiếu. Hàng ngày, hàng giờ các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý ở các cơ quan, tổ chức phải thường xuyên khai thác và sử dụng những thông tin trong tài liệu lưu trữ để hoạch định các chương trình, kế hoạch và ban hành các quyết định quản lý cho phù hợp. Bên cạnh đó, tài liệu lưu trữ là bằng chứng, là căn cứ giúp các cơ quan, tổ chức trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm trong quá trình hoạt động.

Dưới góc độ xã hội, tài liệu lưu trữ còn là nguồn thông tin quý giá phục vụ cho những nhu cầu chính đáng của nhân dân. Thực tế đã chứng minh rằng, hầu hết tất cả mọi người ai cũng đã hơn một lần cần khai thác, sử dụng các tài liệu lưu trữ để xác nhận những thông tin liên quan đến bản thân như: xác minh lý lịch, thời gian công tác, trình độ học vấn, hình thức khen thưởng, kỷ luật; hoặc dùng tài liệu lưu trữ để chứng minh nhân thân để giải quyết các vấn đề về sở hữu và thừa kế tài sản…

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Giá trị tài liệu về tài liệu lưu trữ là kho tư liệu để các cơ quan chức năng các cấp nghiên cứu về đường lối, chính sách trong các lĩnh vực quân sự, ngoại giao...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giá trị tài liệu. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 20
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm