Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Đọc thêm - Lầu Hoàng Hạc, Nỗi oán của người phòng khuê, Khe chim kêu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 10

Để học tốt Ngữ văn lớp 10, VnDoc.com mời bạn đọc tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Đọc thêm - Lầu Hoàng Hạc, Nỗi oán của người phòng khuê, Khe chim kêu, qua bộ tài liệu các bạn học sinh chắc chắn sẽ học tốt Ngữ văn 10 một cách đơn giản. VnDoc mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 10: Đọc thêm - Lầu Hoàng Hạc, Nỗi oán của người phòng khuê, Khe chim kêu

Để mở rộng thêm kiến thức về thơ Đường - đỉnh cao của thơ cổ điển Trung Quốc, đồng thời cũng là một thành tựu của thơ ca ưu tú của nhân loại, ngoài hai tác giả Lí Bạch và Đỗ Phủ được học các bài chính thức, SGK chọn thêm ba tác giả để đọc thêm, mỗi tác giả một bài. Đó là Thôi Hiệu (704–754), Vương Xương Linh (698-756), Vương Duy (701-761) với các bài Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc Lâu), Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán), Khe chim kêu (Điểu minh giản).

Các em cần đọc kĩ Tiểu dẫn để nắm được tác giả, đọc bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ (so sánh đối chiếu bản dịch thơ xem đã sát đúng với bản dịch nghĩa chưa), đọc kĩ chú thích để hiểu rõ bài thơ, cuối cùng trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn đọc thêm để tìm hiểu giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

Dưới đây là những điều ghi nhớ tóm tắt về từng tác phẩm để định hướng cho các em trong việc tìm hiểu các bài thơ.

LẦU HOÀNG HẠC

(Hoàng Hạc lâu)

THÔI HIỆU

Cái tên Lầu Hoàng Hạc (nhan đề bài thơ) chỉ là cái cớ, điểm xuất phát để từ đó nhà thơ nói lên tâm trạng của mình khi đứng trước lầu Hoàng Hạc: sự hoài niệm quá khứ, sự thất vọng trước hiện tại và nỗi lòng buồn nhớ quê hương. Tất cả đã được nói lên bằng những hình ảnh thơ chọn lọc, có sức gợi cảm lớn với một âm điệu thơ trữ tình da diết, lắng sâu. Lầu Hoàng Hạc được coi là một trong những bài thơ hay nhất thời Đường.

NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ

(Khuê oán)

VƯƠNG XƯƠNG LINH

Với cấu tứ đặc biệt theo lối “phản đề” nhằm thể hiện sự phát triển biện chứng của tâm lí nhân vật được dồn nén trong 28 chữ thơ, bài tuyệt cú là tiếng nói sâu sắc phản đối chiến tranh phi nghĩa của nhân dân Trung Quốc thời Đường, cũng là của nhân loại từ xưa đến nay. Nỗi oán của người phòng khuê của Vương Xương Linh đã trở thành một “thần phẩm”, đại biểu cho tiếng nói phản đối chiến tranh trong thơ Đường.

KHE CHIM KÊU

(Điểu minh giản)

VƯƠNG DUY

Cảnh đẹp thanh u của đêm xuân trong núi vắng nói lên tâm hồn nhà thơ cũng thật thanh tĩnh, có một sự giao hòa giữa tâm và cảnh, đó cũng là bóng dáng của một thời đại thái bình. Bài thơ được thể hiện bằng bút pháp đặc trưng của Đường thi: lấy động để nói tĩnh, lấy cái hữu thanh để gửi gắm cái vô thanh, đưa ta bước vào thế giới của sự hòa điệu.

-----------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Đọc thêm - Lầu Hoàng Hạc, Nỗi oán của người phòng khuê, Khe chim kêu. Để học tốt Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời bạn đọc tham khảo tài liệu đọc lại bài thơ Lầu Hoàng Hạc, đọc lại bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê, đọc lại bài thơ Khe chim kêu mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Đánh giá bài viết
1 426
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 10

    Xem thêm