Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Tỏ lòng

Giải bài tập Ngữ văn lớp 10

Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Tỏ lòng, với những gợi ý làm bài tập Ngữ văn một cách chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn lớp 10. Chắc chắn qua tài liệu các bạn học sinh sẽ có kết quả cao trong học tập. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 10: Tỏ lòng

I. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

• Đây là bài thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán. Để thâm nhập, tìm hiểu tác phẩm, các em cần:

1. Đọc văn bản:

- Đọc to bản phiên âm để cảm nhận âm hưởng hùng tráng và giọng điệu tâm huyết của bài thơ.

- Đọc kĩ bản dịch nghĩa để hiểu đúng nội dung tác phẩm.

- Đọc bản dịch thơ, so sánh với bản dịch nghĩa xem đã sát đúng chưa (cần chú ý so sánh hai câu thơ đầu).

2. Đọc kĩ hai chú thích, đặc biệt là chú thích ở câu thơ thứ hai ("tam quân" và "khí thôn ngưu").

3. Cũng cần xem lại Tiểu dẫn để hiểu tác giả Phạm Ngũ Lão là một con người như thế nào, từ đó có thể hiểu sâu hơn "nỗi lòng" mà ông đã bày tỏ trong bài thơ.

• Sau đây là một số gợi ý để trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài:

1. So sánh câu thơ đầu trong nguyên tác chữ Hán với câu thơ dịch để cảm nhận vẻ đẹp của con người trong câu thơ. Hai chữ múa giáo trong lời dịch chưa thể hiện được vẻ đẹp của hai từ hoành sóc của nguyên tác: Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu. Câu thơ dựng lên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) mà trấn giữ đất nước. Cây giáo ấy như phải đo bằng chiều ngang của non sông, và con người cầm ngọn giáo ấy hiện lên với một vẻ hiên ngang, hùng tráng, nổi bật trên bối cảnh của không gian và thời gian. Ở đây, không gian mở ra theo chiều rộng của non sông (giang sơn), còn thời gian trải dài theo năm tháng (cáp kỉ thu) càng làm cho hình ảnh con người thêm hào hùng, đẹp đẽ.

2. Cách hiểu và cách cảm nhận về sức mạnh của quân đội nhà Trần trong câu thơ thứ hai. Hình ảnh ba quân là hình ảnh nói về quân đội nhà Trần, tượng trưng cho sức mạnh của dân tộc. Nghệ thuật so sánh vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân vừa hướng tới sự khái quát hóa sức mạnh tinh thần của đội quân mang "hào khí Đông A": Ba quân khí thế mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu. Đó cũng chính là sức mạnh của dân tộc ta trong các cuộc chiến thắng Nguyên Mông đời Trần. Câu thơ có sự kết hợp giữa hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn đã gây ấn tượng mạnh trong người đọc. (Còn có cách hiểu thứ hai về câu thơ như trong gợi ý của SGK nhưng nói chung thường nghiêng về cách hiểu trên đây).

3. Cách hiểu "nợ công danh" trong câu thơ thứ ba. SGK nêu lên hai nghĩa của "nợ công danh". Cần phối hợp cả hai nghĩa đó để hiểu ý nghĩa của câu thơ này. Câu thơ nói lên cái chí của tác giả (cũng là của người anh hùng). Chí ở đây là chí làm trai mang tinh thần, tư tưởng tích cực của Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm). Lập công danh đã trở thành lý tưởng của trang nam nhi thời phong kiến. Vì vậy công danh được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xong nợ công danh có nghĩa đã hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước. Trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội lúc đó, chí làm trai có nội dung tích cực và có tác dụng to lớn.

4. Ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối. Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu. Chưa trả xong nợ công danh mà nghe chuyện Vũ hầu xưa thì luống thẹn thùng. Đó là "nỗi thẹn" của một con người có nhân cách cao cả. Đó cũng là cái tâm rất đẹp mà tác giả đã bày tỏ trong bài thơ.

5. Vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần trong bài thơ và ý nghĩa của nó đối với thế hệ trẻ hôm nay Đây là câu hỏi tổng hợp cuối bài. Từ bốn câu trên, các em có thể tự giải đáp câu hỏi này theo suy nghĩ của mình.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập bổ sung Phân tích ý nghĩa, giá trị nhân cách của nỗi “thẹn” trong bài thơ.

Gợi ý:

Yêu cầu cần đạt là phân tích làm rõ ý nghĩa, giá trị nhân cách của nỗi "thẹn" trong bài thơ. Dưới đây là một số gợi ý:

- Đây là vẻ đẹp cái tâm của người anh hùng thể hiện qua nỗi "thẹn" của tác giả trong bài thơ.

- Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn. Thử tìm hiểu xem vì sao khi nghe chuyện Vũ hầu, Phạm Ngũ Lão lại thẹn? (trong hệ thống ý tưởng của cả bài thơ).

- Nỗi thẹn đó không làm con người thấp bé đi, trái lại càng nâng cao nhân cách của con người. (Liên hệ với nỗi thẹn của Nguyễn Khuyến khi nghĩ tới Đào Tiềm trong bài thơ Thu vịnh).

---------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Tỏ lòng. Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời bạn đọc tham khảo bài soạn văn mẫu bài Tỏ lòngđọc lại bài Tỏ lòng mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Đánh giá bài viết
1 914
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 10

    Xem thêm