Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Độc Tiểu Thanh Kí

Giải bài tập Ngữ văn lớp 10

Tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Độc Tiểu Thanh Kí đã được VnDoc.com cập nhật chi tiết, tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích dành cho các bạn học sinh khai thác để học tốt Ngữ văn lớp 10. VnDoc.com mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 10: Độc Tiểu Thanh Kí

I. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Để hiểu đúng nội dung sâu xa của nguyên tác được tạo nên từ một cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du, các em cần đọc kĩ phần Tiểu dẫn để nắm dược nhân vật trong bài thơ, đọc kĩ phần Dịch nghĩa để hiểu đúng nội dung từng câu chữ, sau đó so sánh phần Dịch nghĩa với phần Dịch thơ (bản dịch của Vũ Tam Tập) để xem bản dịch thơ đã sát đúng với nguyên tác chưa, có gì cần bổ sung không, cuối cùng xem kĩ phần Chú thích để hiểu rõ và hiểu sâu hơn bài thơ. Đọc thêm hai bản dịch thơ của Quách Tấn và của Vũ Hoàng Chương để tham khảo.

Để có thể trả lời 4 câu hỏi trong SGK (trong đó có những câu ở dạng khái quát cần phải suy nghĩ), các em cần phải đọc bản dịch thơ nhiều lần và liên tưởng đến số phận nàng Tiểu Thanh (nhân vật trong bài thơ) và tác giả Nguyễn Du để có những cảm nhận về tác phẩm.

Dưới đây là những gợi ý về hướng trả lời 4 câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài:

1. Chỉ ra lý do khiến Nguyễn Du đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh.

Có thể có hai lí do sau đây:

- Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, có “trái tim lớn” (Hoài Thanh), có lòng thương người sâu sắc. Ông thương những người khổ cực, những số phận bất hạnh bị chà đạp trong xã hội cũ. Trong những con người đó, Nguyễn Du đặc biệt thương xót những người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, và nỗi thương xót đó đã thành một cảm hứng lớn trong sáng tác của ông (“Đau đớn thay phận đàn bà - Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” - Truyện Kiều). Đó là lí do chung khiến ông đồng cảm với nhiều số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc trong sáng tác của mình.

- Bên cạnh lí do chung, còn có lí do riêng đối với trường hợp cụ thể của nàng Tiểu Thanh. Thường thì những người “cùng hội cùng thuyền” bao giờ cũng dễ đồng cảm với nhau ở mức da diết, sâu sắc. Nguyễn Du và Tiểu Thanh chính là những người như vậy:

+ Nguyễn Du là người tài hoa, giỏi văn thơ nhưng cuộc đời lận đận, không may mắn. Ông đã trải qua những ngày khổ cực, cơm không có mà ăn, thuốc không có khi ốm đau, mới ba mươi tuổi mà tóc đã bạc trắng vì suy nghĩ, làm quan với triều Nguyễn một cách bất đắc dĩ...., có thể nói cuộc đời ông cũng đầy bất hạnh, đầy sóng gió.

+ Nàng Tiểu Thanh cũng vậy, cũng là người phụ nữ tài sắc, giỏi văn chương, âm nhạc, nhưng số phận cũng bất hạnh, chết sớm vì đau buồn ở tuổi 18; chết rồi mà thơ vẫn bị đốt. Đây là lí do chủ yếu, quan trọng nhất khiến Nguyễn Du đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh. Câu thơ “Phong vận kì oan ngã tự cư” đã nói rõ điều đó: Nguyễn Du đồng cảm với thân phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh vì ông cũng có thân phận tương tự (“Ta tự thấy là người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”; dịch thơ: Cái án phong lưu khách tự mang. Đó là sự đồng cảm tự nhiên mà sâu sắc của những người “cùng hội cùng thuyền.”

2. Ý nghĩa của câu “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi.”

Nguyên văn câu thơ chữ Hán là “Cổ kim hận sự thiên nan vấn”. Hận sự mà dịch là nỗi hờn e có quá nhẹ không? Bởi đây không chỉ là nỗi hờn thông thường của con người trong cuộc sống mà là nỗi hận của cả một kiếp người trong thế gian. Đúng hơn là một sự hận (hận sự), một sự uất ức khổ đau của con người đến thành hận “Hận sự ” khái quát hơn “nỗi hận”, nó là hiện tượng - hận, vấn đề - hận của con người trong xã hội , là nỗi đau của con người một thời đã đúc lại thành hận! Lại là cổ kim hận sự! Đó mới đúng là mối hận của nàng Tiểu Thanh qua con mắt nhìn và tấm lòng đồng cảm của Nguyễn Du: một người con gái tài sắc nhường ấy mà phải chết oan, chết yểu khi mới 18 tuổi! Đau xót quá, uất ức quá, oan ức quá! Nhưng nó lại do con người gây ra và đã thành sự thật trong cuộc đời, thành một sự hận của cả một kiếp người tài hoa bạc mệnh trong xã hội, thế thì làm sao có thể hỏi trời được? Đâu phải trời gây ra, làm sao đấng cao xanh ấy có thể trả lời được, cho dù đấy là đấng nhiệm màu nhất. Cũng có nghĩa là cái cổ kim hận sự ấy ghê gớm quá, đau xót quá, đến ông trời cũng không hiểu nổi. Trời khôn hỏi thì nỗi đau ấy chỉ còn biết tích tụ trong lòng người để thành một mối hận thế gian. Nó được dồn nén lại trong một câu thơ bảy chữ như một tiếng kêu thương uất ức và não nuột của Nguyễn Du vang vọng mãi đến muôn đời sau.

3. Suy nghĩ về chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du qua tấm lòng thương xót và đồng cảm với nàng Tiểu Thanh Có thể thấy những nét chủ yếu của chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du qua bài thơ:

- Trân trọng những con người tài sắc (câu 3, 4).

- Đau xót, uất ức trước số phận con người tài sắc mà bất hạnh (câu 5).

- Đồng cảm sâu sắc với người “cùng hội cùng thuyền” (câu 6). Tất cả đã tạo thành một cảm hứng lớn trong sáng tác của nhà thơ: thương xót cho số phận bất hạnh của những người phụ nữ tài sắc. Từ đó có thể thấy cái nét riêng (cũng là điểm sáng nhất ghi lại dấu ấn của nhà thơ thiên tài) trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du chính là:

- Quan tâm đến số phận của người phụ nữ là người khổ nhất, bị chà đạp nhiều nhất trong xã hội cũ, để thương xót, bênh vực họ, đòi quyền sống cho họ (Đau đớn thay, phận đàn bà...).

- Trong những người phụ nữ ấy, ông lại chú ý đến những người phụ nữ tài sắc mà số phận bất hạnh như Thúy Kiều, Tiểu Thanh, người ca nữ gảy đàn ở Long Thành,... để trân trọng, xót thương, đồng cảm. Và ông đã đem đến cho chủ nghĩa nhân đạo một cảm hứng riêng thật sâu sắc về người phụ nữ trong xã hội cũ: hồng nhan bạc mệnh,... Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

4. Vai trò của mỗi đoạn thơ (khai, thừa, chuyển, hợp) đối với chủ đề toàn bài.

Thơ Đường luật (thất ngôn bát cú hay tứ tuyệt) là một chỉnh thể nghệ thuật có kết cấu chặt chẽ gồm 4 đoạn thơ (4 phần) là khai, thừa, chuyển, hợp (còn gọi là đề, thực, luận, kết). Ở bài thất ngôn bát cú, mỗi đoạn gồm 2 câu thơ (một cặp câu thơ). Mỗi đoạn thơ giữ một vai trò trong kết cấu bài thơ, có mối liên hệ lôgíc bên trong để bộc lộ chủ đề của tác phẩm. Ở bài Đọc Tiểu Thanh kí, có thể thấy vai trò của từng đoạn thơ như sau:

- Khai (câu 1, 2): mở bài: nêu khung cảnh gợi cảm hứng và hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

- Thừa (câu 3, 4): nói về nhân vật của bài thơ (nàng Tiểu Thanh khi đã chết nhưng tài sắc và văn chương thì vẫn còn đó).

- Chuyển (câu 5, 6): nghĩ về mối hận của nàng và tỏ lòng đồng cảm của người cùng một hội với nàng.

- Hợp (câu 7, 8); trông người mà nghĩ đến ta, không biết số phận rồi sẽ sao đây? Bốn đoạn thơ đều nằm trong mạch cảm hứng chung của nhà thơ là xót thương và cảm thông với số phận của người con gái tài sắc mà bất hạnh, từ đó mà chạnh nghĩ đến số phận của mình trong cuộc đời. Sự nối tiếp và phát triển lôgíc của bốn đoạn thơ đã bộc lộ sâu sắc và thấm thía chủ đề của tác phẩm.

II. LUYỆN TẬP

Gợi ý:

- Các em tìm đọc Truyện Kiều ở một số câu trước câu 107 để xác định đoạn thơ viết về nhân vật nào, lời nói trên là của ai?

- Từ đó tìm ra điểm tương đồng với bài Đọc Tiểu Thanh kí. (Chú ý: Bốn câu thơ trong Truyện Kiều về mặt cảm hứng, giống với bốn câu 5, 6, 7, 8 trong bài Đọc Tiểu Thanh kí) và đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông.

---------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Độc Tiểu Thanh Kí. Để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời bạn đọc tham khảo bài phân tích văn mẫu bài Độc Tiểu Thanh Kíđọc lại bài Độc Tiểu Thanh Kí mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 10

    Xem thêm