Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 11: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Giải bài tập Ngữ văn bài 11: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 11: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 1 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

(Mao ốc vị thu phong sở phá ca)

(Đọc thêm)

Đỗ Phủ

I. Kiến thức cơ bản

- Về tác giả: Đỗ Phủ (712 – 770) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc tự là Tử Mi, hiệu Thiếu Lăng, quê ở Hà Nam. Đỗ Phủ gần như suốt đời sống trong khổ đau, bệnh tật.

Năm 755 loạn An Lộc Sơn, ông từ quan đưa gia đình về Tây Nam, Tứ Xuyên. Năm 760 được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng một nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa, vừa ở được mấy tháng thì căn nhà bị gió phá nát.

- Về bài thơ: Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, Đỗ Phủ đã thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của bản thân mình vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát. Vượt lên trên bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khát vọng cao cả: Ước mong có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.

Bút pháp hiện thực và tinh thần nhân đạo cao cả của bài thơ đã ảnh hưởng khá sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1a. Tìm hiểu và phân tích bố cục của bài thơ.

Bài thơ gồm có 2 phần:

+ Phần đầu (gồm ba đoạn 1, 2, 3) kể và tả về hoàn cảnh và nỗi khổ của tác giả cùng gia đình về căn nhà tranh bị gió thu tốc nát.

Phần này chia làm ba phần nhỏ:

- Khổ 1: Tả cảnh gió cuốn mất các lớp tranh của căn nhà.

- Khổ 2: Kể việc trẻ con lấy mất tranh.

- Khổ 3: Nỗi khổ của tác giả và gia đình trong đêm mưa.

+ Phần sau (khổ còn lại): Ước mơ cao cả của nhà thơ.

Câu 1b. Thống kê số câu của mỗi phần và thử lí giải vì sao có phần dài phần ngắn, phần cuối có số chữ nhiều hơn các phần khác?

- Bài thơ có 3 khổ 5 câu: Khổ 1, khổ 2, khổ 4.

- Các khổ 1, 2, 3 đại đa số có 7 chữ trong mỗi dòng thơ. Riêng khổ cuối (khổ 4) số chữ lên tới 9, 10 chữ trong mỗi dòng.

- Gieo vần: Khổ 2, 3 gieo vần trắc (sức - giật – được - ức – mực - đặc - sắc – nát – dứt – trót) thể hiện sự ấm ức, dằn vặt, đau xót.

Khổ cuối lại nghiêng về vần bằng (giàu - loan - bàn) ba vần bằng liên hoàn nhau thể hiện sự vút lên của ước mơ.

Câu 2. Kẻ lại bảng sau và đánh dấu x vào ô mà em cho là hợp lí.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 11: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Nhận xét:

- Phần đầu (3 khổ 1, 2, 3) sử dụng phương thức biểu đạt.

- Phần sau (khổ cuối) chủ yếu dùng phương thức biểu cảm trực tiếp kết hợp miêu tả.

Câu 3. Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài thơ? Tác giả đã miêu tả và thể hiện sinh động, khúc chiết những nỗi khổ đau đó như thế nào?

Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:

- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: Cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tượng thật kinh hoàng.

Đỗ Phủ rất nghèo, để có được ngôi nhà tranh ấy phải nhờ vào sự giúp đỡ của những người thân thích và bạn bè nay bị gió cuốn, biết xoay xở làm sao.

- Nỗi khổ vì nhân tình thế thái: Hình ảnh thật thương tâm, một bên lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, một bên ông già chống gây lọm khọm, miệng gào thét đến khô cháy mà chẳng đòi lại được.

- Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Mưa chẳng dứt, nhà bị tốc mái, chăn mền ướt sũng rách nát, còn bị con thơ đạp làm rách thêm, rét lạnh tựa sắt, cả nhà run cầm cập.

- Nỗi khổ vì chiến tranh loạn lạc: Đây mới là nỗi khổ lớn nhất và là nguyên nhân của ba nỗi khổ trên. Vì loạn lạc mà nhà thơ phải phiêu bạt, từ quan, vì loạn lạc mà những đứa trẻ khổ sở túng thiếu phải đi cướp giật của người khác. Và cũng vì loạn lạc mà nhà thơ phải đêm dài ít ngủ, chịu lạnh, chịu đói → đó cũng là đêm dài của xã hội đen tối.

=> Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung được cả cảnh tượng.

Câu 4. Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối.

- Nếu không có 5 dòng thơ cuối thì giá trị của bài thơ sẽ giảm đi một nửa. Bài thơ chỉ có giá trị hiện thực mà không có giá trị nhân đạo. Nghĩa là người đọc chỉ thấy được nỗi khổ của nhà thơ mà không thấy được tấm lòng nhân hậu của nhà thơ.

- Tình cảm của nhà thơ được thể hiện:

+ Vẻ đẹp của giấc mơ: Có nhà rộng muốn gian, che khắp cho thiên hạ

+ Vẻ đẹp của tấm lòng nhân ái: Muốn người khác được hân hoan, sung sướng

+ Vẻ đẹp của sự vị tha: Nghĩ đến người khác mà không nghĩ đến bản thân mình “Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được”.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Đọc diễn cảm hai phần cuối.

Muốn đọc diễn cảm được tốt, phải xác định được giọng đọc và cách ngắt nhịp, cách lên bổng xuống trầm của từng câu một.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 11: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Câu 2. Dùng tối đa là hai câu để nêu ý chính của đoạn văn sau đây bàn về “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ.

Đỗ Phủ không chỉ nói lên nỗi khổ của mình mà còn phanh phui hiện thực đen tối của của xã hội đương thời. Trong khổ đau, tấm lòng của nhà thơ vẫn hướng về dân chúng nghèo khổ, vẫn lo lắng cho thường dân, vì vậy mà tên tuổi nhà thơ sống mãi.

IV. Tư liệu tham khảo

Nhà thơ không miêu tả sự thống khổ của bản thân một cách cô lập, đơn thuần mà thông qua miêu tả sự thống khổ của bản thân để biểu hiện sự thống khổ của kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, để biểu hiện thảm họa của xã hội, của thời đại.

Hàng trăm, nghìn năm nay, tình cảm lo nước thương dân nồng cháy và lí tưởng cao cả yêu cầu khẩn thiết thay đổi hiện thực đen tối của Đỗ Phủ mãi mãi kích động tâm khảm độc giả và phát huy tác dụng tích cực.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 10: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 11: Từ đồng âm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 11: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm