Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 11: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

Giải bài tập Ngữ văn bài 11: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 11: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

I. Kiến thức cơ bản

- Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng miêu tả và gửi gắm cảm xúc.

- Tự sự và miêu tả ở đây nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Câu 1. Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”? Nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?

Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ được kết hợp chặt chẽ, xen kẽ nhau, cụ thể là:

• Phần đầu:

- Khổ 1: 2 câu đầu tự sự, 3 câu sau miêu tả

- Khổ 2: Tự sự.

- Khổ 3: Tự sự

+ Miêu tả

• Phần cuối: Chủ yếu biểu cảm → ước mơ cao thượng của tác giả

- Tác dụng: Phương pháp phong phú, linh hoạt, hình ảnh thơ sinh động, giàu sức gợi. Miêu tả, tự sự làm tăng thêm giá trị biểu cảm của bài thơ

Câu 2. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

- Yếu tố miêu tả tập trung tả bàn chân của bố: Màu, ngón, gan, mu của bàn chân, thúng câu, ống cầu của bố, hòm đồ nghề cắt tóc...

- Yếu tố tự sự: Kể về việc bố ngâm chân, nên mình đau nhức việc bố đi giăng câu.

- Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm khó thực hiện được và hạn chế sự xúc động.

- Yếu tố tình cảm chi phối:

+ Tự sự không nhằm mục đích kể lại sự việc một cách đầy đủ, chi tiết.

+ Miêu tả không nhằm mục đích tả lại phong cảnh.

– Cả hai nhằm mục đích khêu gợi cảm xúc.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Kể lại nội dung bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ bằng bài văn xuôi biểu cảm.

Khi viết, chúng ta cần lưu ý yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm kết hợp với nhau trong một bài văn xuôi.

Bài tham khảo

Vào độ tháng tám, mùa thu năm ấy trời lạnh, gió thổi dữ dội liên hồi. Căn nhà tranh của ta mới dựng được vài tháng bị gió cuốn tung cả ba lớp. Cái thì bay sang sông rải khắp bờ. Cái thì bị cuốn thốc treo lên ngọn cây ở cánh rừng xa. Cái thì bị cuốn xuống vào rãnh mương đầy nước.

Lũ trẻ ở thôn Nam thấy ta già yếu không có sức nên thi nhau chạy ra cướp giật ngay trước mắt mà ta chẳng làm gì được. Chỉ một loáng, tất cả những mảnh tranh bị gió cuốn đã bị chúng lấy sạch, chạy tuốt vào lũy tre phía trong. Mặc cho ta chạy theo gào thét khản cả cổ, đành phải chống gậy quay về với bao nỗi buồn bực, ấm ức.

Đến lúc gió không thổi nữa thì mây đen ngùn ngụt kéo tới, trời tối đen như mực. Mưa ào ào trút xuống, trong nhà không có chỗ nào là không bị dột, chiếc mền vải cũ mỏng tanh không đủ ấm, lại còn bị con trẻ đạp cho rách nát. Ngoài trời mưa cứ tiếp tục rơi, rơi hoài, rơi mãi chẳng dứt. Ta từ lúc cơn loạn xảy ra đến giờ vốn đã chẳng ngủ được lại thêm bây giờ trời lạnh, mưa ướt lại càng khó ngủ hơn.

Ta chỉ mong sao có một ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, để cho tất cả những kẻ sĩ nghèo, những dân chúng lầm than trong thiên hạ đều có chỗ nương thân, đều hân hoan, sung sướng. Than ôi! Nhưng đến bao giờ căn nhà vững như bàn thạch, gió mưa không lay chuyển được ấy mới sừng sững hiện ra trước mắt. Có được như vậy thì riêng một nhà ta, một mình ta chịu chết rét ta cũng thấy vui.

Câu 2. Các em tự làm, chú ý chỉ cần thêm yếu tố biểu cảm.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 11: Từ đồng âm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 11: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đánh giá bài viết
1 248
Sắp xếp theo

Học tốt Ngữ Văn 7

Xem thêm